Sức sống làng nghề mộc Châu Phong

Nhắc tới đồ gỗ mỹ nghệ, hầu hết mọi người đều nhắc tới Đồng Kỵ – một địa điểm nổi tiếng về các loại đồ gỗ cao cấp. Nhưng bên cạnh đó; không thể không nhắc tới làng nghề gỗ Châu Phong, thuộc xã Liên Hà; huyện Đông Anh, Hà Nội (cách Đồng Kỵ khoảng 5km).

Làng nghề đồ gỗ Châu Phong bắt đầu phát triển mạnh từ hơn 20 năm trước. Khi đó khoảng 90% người dân đã không làm nông nghiệp nữa mà chuyển hẳn sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thủ công.

Những nét đục trạm tinh tế thể hiện tay nghề của những nghệ nhân làm gỗ nơi đây.

Nhộn nhịp dòng xe ra - vào chở nguyên liệu, hàng hóa; rộn ràng tiếng cưa, đẽo, đục của người thợ làm gỗ… Thôn Châu Phong nổi danh với việc sản xuất đồ gỗ gia dụng.

Đặc trưng của sản phẩm gỗ nơi đây là nét đục chạm tinh xảo được sơn thếp trên chất liệu gỗ. Trong số các công đoạn làm gỗ, công đoạn lấy mực thước vẽ hoa văn sao cho sống động và sơn thếp để màu gỗ lên đẹp nhất là hai cộng đoạn quan trọng nhất.

Cùng với những hoa văn xưa, người thợ trong làng còn sáng tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng, họa tiết sắc xảo với các kích thước khác nhau. Các hoa văn thường được sử dụng là bộ tứ linh, tùng cúc trúc mai, bầu rượu túi thơ miêu tả cảnh các quan triều đình thắng trận trở về được nhà vua ban thưởng.

Sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, ban thờ gia tiền là những sản phẩm nổi bật của làng nghề.

Nhờ chịu khó học hỏi, liên tục sáng tạo mẫu mới, năng động trong sản xuất, người Châu Phong không chỉ giỏi nghề mà còn giỏi kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Đến nay, đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề đã có mặt ở khắp các nơi trong nước và xuất khẩu.

Thế giới đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề gỗ Châu Phong với tiếng gõ đục; khắc; chạm; cưa xẻ vẫn luôn nhộn nhịp. Chính sự miệt mài, đam mê của những người nghệ nhân nơi đây kết hợp với sự khéo léo; tinh tế; tỉ mỉ trong từng sản phẩm gỗ đã tạo nên một làng nghề gỗ Châu Phong nổi tiếng và phát triển như ngày hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.