Sudan bên bờ vực nội chiến

Giao tranh đẫm máu ở Sudan bắt nguồn từ căng thẳng giữa lực lượng quân đội trung thành với tướng Abdel Fattah al-Burhan, và lực lượng RSF do tướng Hemetti lãnh đạo. Căng thẳng giữa hai bên đã kéo dài nhiều tháng nay liên quan tới kế hoạch sáp nhập RSF vào quân đội chính quy. RSF muốn quá trình kéo dài 10 năm, trong khi quân đội muốn tiến trình này thực hiện trong vòng hai năm.

Mâu thuẫn tiếp tục nóng lên về việc lựa chọn bộ máy lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang chung của Sudan trong thời kỳ sáp nhập. Phía quân đội muốn cơ quan lãnh đạo bao gồm các thành viên của lực lượng vũ trang, tuy nhiên RSF lại yêu cầu cơ quan lãnh đạo phải trực thuộc một tổng thống dân sự. Hai bên đã hoãn ký kết một thỏa thuận cuối cùng được quốc tế ủng hộ dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 quy định về tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan. Điều này được coi là “giọt nước tràn ly” khiến mâu thuẫn giữa lực lượng Quân đội Sudan và RSF lên đến đỉnh điểm.

Khởi đầu từ một căn cứ quân sự tại Khartoum, các cuộc giao tranh đã nhanh chóng lan ra khắp thủ đô và cả những thành phố khác tại Sudan. Giới phân tích nhận định hai bên có thể sẽ còn đối đầu tới khi một bên chịu thất bại hoàn toàn.

Giới quan sát dự đoán bên giành chiến thắng trong cuộc giao tranh mới nhất này có thể sẽ là tổng thống tiếp theo của Sudan. Trong khi kẻ thua cuộc sẽ phải đối mặt với hình phạt lưu đày, bị bắt giữ hoặc tử hình. Một kịch bản khác đó là nguy cơ về một cuộc nội chiến kéo dài và chia cắt quốc gia châu Phi này thành các vùng lãnh thổ đối đầu.

Mặt khác, nếu không được ngăn chặn sớm, xung đột hiện nay tại Sudan có thể thu hút nhiều tác nhân bên ngoài, khiến diễn biến thêm phức tạp. Cả quân đội và RSF đều có sự ủng hộ của nước ngoài. Quân đội Sudan và RSF đều có mối quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Xê Út sau khi gửi quân tham gia vào chiến dịch do Ả Rập Xê Út lãnh đạo ở Yemen. Trong khi tướng Hemedti của lực lượng RSF đã thiết lập quan hệ với các cường quốc nước ngoài khác bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nga, thì tướng Burhan của quân đội Sudan cũng xây dựng quan hệ gần gũi với chính quyền tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.