Sum vầy Hạnh phúc trong xã hội 4.0

Trong bối cảnh xã hội 4.0, sự phụ thuộc vào công nghệ và nhiều yếu tố khác đang khiến cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa vời.

Hôm nay, 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày này được Liên hợp quốc quyết định chọn từ năm 2012 để tôn vinh và thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của hạnh phúc và sự an lạc trong cuộc sống của con người.

Chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2024 này là "Hạnh phúc cho mọi người" với khẩu hiệu "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng". Năm nay, vai trò của gia đình được Liên hợp quốc nhấn mạnh trong bối cảnh biến động của quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi nhiều giá trị xã hội, trong đó có các chuẩn mực về gia đình.

Ti vi và điện thoại chen vào bữa cơm

Trong thời đại công nghệ 4.0, hạnh phúc gia đình có nhiều biến động. Bữa cơm gia đình vốn là nơi gắn kết, xoa dịu những căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống. Thế nhưng hình ảnh bố mẹ vừa ăn, vừa lướt Facebook, các con thì mải mê xem ti-vi là cảnh tượng thường gặp trong các bữa ăn gia đình thời công nghệ.

Việc cha mẹ vừa ăn vừa sử dụng điện thoại, bận tâm tới những sức hút bên ngoài khiến không khí bữa ăn gia đình trở nên lạnh nhạt

Việc cha mẹ vừa ăn vừa sử dụng điện thoại khiến không khí bữa ăn gia đình trở nên lạnh nhạt, sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái bị lỏng lẻo. Tình trạng này xảy ra ở 70% gia đình hiện nay và nếu không điều chỉnh được thì hậu quả rất khó lường, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Vân Anh, giảng viên Đại học Công đoàn: "Mối quan hệ tại nhà thì không phải mối quan hệ nào cũng đem đến cho chúng ta sự hài lòng, thoả mãn. Thậm chí cái sự khắt khe của các thành viên trong gia đình khiến cho con người chúng ta thu lại, trở về cuộc sống nội tâm và cảm thấy chỉ có công nghệ 4.0 sẽ giúp họ giải toả được những điều ấy".

Nhiều người làm cha làm mẹ trong kỷ nguyên số ngày nay không còn biết đến cảm giác dỗ dành con bằng việc cho con chơi những món đồ chơi thông thường

Các thiết bị công nghệ thông minh đang có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ ít nói chuyện với con hơn, trẻ em vì vậy cũng không trò chuyện với bố mẹ nhiều. Điều này có nguy cơ làm cho đứa trẻ có tâm lý bất ổn vì thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt thì việc một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với những chiếc smartphone  không còn hiếm gặp.

Để không phải đánh vật cùng con trong mỗi bữa ăn, người lớn thường sử dụng smart phone như một công cụ để khiến các con chịu ngồi yên một chỗ. Điều này đã khiến những đứa trẻ phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ ngay từ khi còn nhỏ.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cần phải được vun đắp hàng ngày

Trò chuyện, phương pháp trị liệu hàn gắn gia đình

PGS.TS Nguyễn Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, cho biết: "Chắc chắn là có thể dành ra được từ 10-20 phút đối thoại, chia sẻ với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp này để trị liệu các mối quan hệ trong gia đình".

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cần phải được vun đắp hàng ngày, phải có sự chia sẻ, gắn kết với nhau thường xuyên. Dù cho cuộc sống có gấp gáp, bận rộn đến đâu nhưng nếu các thành viên trong gia đình đều có ý thức thì vẫn có thể duy trì được những bữa cơm gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Trong bữa cơm gia đình, hãy "nói không" với chiếc điện thoại, hãy chia sẻ với nhau nhiều hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.

Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.