Sưu tập vũ khí thời Lê - Bảo vật quốc gia

Tại bảo tàng Hà Nội thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm, trưng bày đặc sắc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông. Nhưng lần đầu tiên, hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường - trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí thời Lê - bảo vật quốc gia, đang được Bảo tàng Hà Nội giới thiệu đến công chúng.

Được các nhà khảo cổ học đưa lên từ lòng đất vào thập niên 1960 - 1990, khối hiện vật, có từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 đã hé mở nhiều bí ẩn lịch sử, nhất là Giảng Võ Trường  - trường võ bị quốc gia tại kinh thành Thăng Long xưa.

Theo số ít tài liệu để lại thì Hồ Ngọc Khánh thời xưa thuộc khu vực huấn luyện võ nghệ cho các binh sĩ, chính vì vậy nơi đây còn có tên Giảng Võ Trường.

Sưu tập vũ khí thời Lê - Bảo vật quốc gia

Nguyễn Ngọc Phương Đông - một nhà nghiên cứu độc lập về vũ khí  - đã đến Bảo tàng Hà Nội để tận mắt nhìn ngắm những hiện vật đã góp phần tạo nên sức mạnh của dân tộc thời phong kiến.

Điếm nhấn trong trưng bày “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” là bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia vào đầu năm 2023.

Đây cũng là sưu tập vũ khí độc đáo có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng

Theo các nhà nghiên cứu, trong suốt chiều dài lịch sử, các triều đại không khi nào quên việc sửa sang võ bị để tăng cường khả năng chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, đến nay, đây vẫn là lĩnh vực nghiên cứu chưa được quan tâm đầu tư nhiều.

Các hiện vật trong bộ sưu tập là những hiện vật gốc, độc bản. Đây cũng là sưu tập vũ khí độc đáo, loại hình phong phú và có nguồn gốc rõ ràng nhất, tập trung nhất, có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng được phát hiện ở nước ta từ trước tới nay.

Sau 40 năm kể từ ngày phát lộ, những hiện vật đang kể lại câu chuyện về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.

Những chuyên đề trưng bày như thế này sẽ được Bảo tàng Hà Nội gìn giữ, phát huy trong thời gian tới, để những thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận được dòng chảy lịch sử vẫn luôn hoà quyện với dòng chảy của thời đại. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ tức là ông tổ trăm nghề Hiên Viên.

Đền Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết về Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian.

Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ.

Chèo tàu Tổng Gối không thuộc hệ thống những làn điệu chèo truyền thống mà là nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Tân Hội, có lề lối hát riêng, văn hóa riêng.

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê, nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.

Sau hơn một thế kỷ chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của Hà Nội, cầu Long Biên ngày nay là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.