SVĐ Bung Karno trước đại chiến Việt Nam - Indonesia

Việc Bung Karno được tận dụng để tổ chức chiến dịch bầu cử ở Jarkata, nhiều hoạt động giải trí, chính trị hay tôn giáo khác đã khiến mặt cỏ sân vận động lớn thứ 8 châu Á bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, Ban quản lý sân Bung Karno đang gấp rút hoàn thiện mặt cỏ trước cuộc đại chiến Indonesia - Việt Nam vào 21/3 tới đây.

Sân vận động Bung Karno bị chính báo giới Indonesia phản ảnh tình trạng mặt sân rất xấu, cỏ nhiều chỗ vàng úa, thậm chí xuất hiện cả những chỗ lồi lõm trên sân. Để chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu với Việt Nam, Ban quản lý sân Bung Karno buộc phải dừng tất cả những hoạt động để cải tạo mặt cỏ một cách tốt nhất. CLB chủ nhà của sân đấu là Persija Jarkata cũng được yêu cầu tạm thời thi đấu tại một sân vận động khác, hay buổi hòa nhạc của ca sĩ Ed Sheeran cũng buộc phải thay đổi địa điểm vì trùng với lịch phái đoàn FIFA đến để kiểm tra tình trạng sân trước trận đấu ít ngày.

Mặt cỏ tại sân Bung Karno thời điểm bị báo chí Indonesia phản ánh

Hiện tại, mặt cỏ tại sân vận động Bung Karno đang dần được hồi phục khi ban quản lý sân công bố những hình ảnh mới nhất.

Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi áp dụng mọi biện pháp để gấp rút đảm bảo chất lượng tốt nhất cho mặt cỏ. Mặt sân đã được cải thiện nhiều. Đây là trận đấu cấp độ FIFA nên chắc chắn chúng tôi sẽ kiểm tra thật kĩ. Tôi đảm bảo các cầu thủ sẽ không gặp vấn đề gì khi thi đấu tại đây.

Trưởng phòng Quan hệ công chúng của sân Bung Karno - Asep Triyadi.

Mặt cỏ sân Bung Karno dần hồi phục trong hình ảnh mới nhất BQL sân cung cấp.

“Chảo lửa” Bung Karno đã quá quen thuộc với đội tuyển Việt Nam, nhưng mỗi khi thi đấu tại đây, sức ép từ các khán đài tới mỗi cầu thủ vẫn là vô cùng lớn. Bằng chứng là ở thời điểm vàng của bóng đá Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo, điều tốt nhất chúng ta có được là kết quả hòa 0-0 ở bán kết lượt đi AFF Cup 2022 trong một thế trận lép vế trước đội chủ nhà Indonesia. Áp lực từ gần 8 vạn cổ động viên sẽ tác động rất nhiều tới tâm lý của các tuyển thủ Việt Nam trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á. Chắc chắn, sân vận động này sẽ được phủ kín bởi các cổ động viên xứ Vạn đảo khi số lượng vé vào sân đã được bán hết từ tuần trước.

SVĐ Gelora Bung Karno với sức chứa gần 80.000 chỗ ngồi - Nguồn: PSSI.

Theo lịch thi đấu, đội tuyển Việt Nam sẽ làm khách tại Indonesia vào ngày 21/3 trước khi quay trở lại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để đón tiếp thầy trò HLV Shin Tae Yong 5 ngày sau đó (26/3).

- “Chảo lửa” Bung Karno từng có sức chứa 110.000 chỗ ngồi khi lần đầu tiên được sử dụng tại Đại hội Thể thao châu Á 1962.

- Sức chứa hiện tại của sân Bung Karno chỉ còn 77.193 chỗ ngồi sau khi Indonesia cải tạo để phục vụ cho Asian Games & Asian Para Games 2018.

- Sức chứa của Bung Karno được xếp thứ 28 thế giới và đứng thứ 8 tại châu Á.

- Đây là nơi đội tuyển Indonesia từng tiếp đón rất nhiều những CLB lớn của châu Âu trong các tour du đấu như Arsenal, Chelsea, Liverpool, Juventus hay mới nhất là các nhà đương kim vô địch thế giới Argentina.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

VĐV Eileen Gu chỉ mới 21 tuổi nhưng đã cho thấy khả năng truợt tuyết đáng ngưỡng mộ của mình tại giải vô địch FIS Freeski World Cup 2024.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.