Tác động của ngành thời trang tới môi trường

Theo báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) về tác động của ngành thời trang tới môi trường, việc sản xuất các sợi tổng hợp như polyester, nylon và acrylic là một quy trình tiêu tốn nhiều năng lượng, đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và giải phóng khí CO2. Hơn nữa, những loại vải này phân hủy thành vi nhựa gây ô nhiễm đại dương và gây ra mối đe dọa đối với sinh vật biển.

Một cuộc điều tra về rác thải của ngành công nghiệp thời trang cho thấy, các nước châu Âu đã bán hàng triệu tấn quần áo, trang phục cũ làm từ sợi nhựa tổng hợp sang các nước châu Phi và châu Á. Nhiều nước đã trở thành nơi tập kết rác thải bất hợp pháp của ngành công nghiệp thời trang dùng 1 lần và nay đối mặt những hậu quả không thể khắc phục vì ô nhiễm môi trường. 

Vào năm 2000, Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu hơn 550.000 tấn hàng dệt may cũ, và đến năm 2019 con số này đã tăng lên 1,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó được xuất khẩu sang châu Á và châu Phi và tỷ lệ quần áo được tái sử dụng hay tái chế rất thấp và thường đều trở thành rác thải đem đi chôn lấp. Báo cáo của EEA nhấn mạnh, mặc dù người sử dụng ở EU “tặng” quần áo đã qua sử dụng của họ, với mục đích số quần áo đó sẽ đến tay những người có nhu cầu tái sử dụng, nhưng báo cáo của EEA cho rằng, điều này không phản ánh trên thực tế. 

Châu Phi hiện là điểm đến lớn nhất của rác thải thời trang và hàng dệt may cũ của châu Âu, chiếm 46% lượng xuất khẩu của “lục địa già”. Chỉ một phần trong số đó được đem bán lại ở các chợ đồ cũ, nhưng phần lớn là bỏ đi hoặc không sử dụng được. Châu Á chiếm 41% hàng dệt may đã qua sử dụng của EU. Hàng dệt may cũ bán sang châu Á có thể được xử lý và tái sử dụng nhưng chiếm số lượng rất nhỏ, phần lớn được tái xuất khẩu sang châu Phi và cũng trở thành rác thải.

Theo báo cáo của Cơ quan môi trường châu Âu EEA, hàng xuất khẩu dệt may đã qua sử dụng về nguyên tắc có thể được tái sử dụng ở các nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thường không thể tái sử dụng hay tái chế, xử lý và được đem tới các bãi chôn lấp hoặc bãi rác. Theo đó, hiện chưa có thống kê về tỷ lệ tái sử dụng thực tế ở các nước tiếp nhận và khả năng xử lý hàng dệt may đã qua sử dụng, nhưng hoạt động xuất khẩu rác này được cho là không bền vững.

Năm 2019, năm nước châu Phi là Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda và Burundi đã lên kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu hàng dệt may đã qua sử dụng từ các quốc gia công nghiệp phát triển, nhưng chỉ Rwanda thực hiện kế hoạch này. Kết quả cuộc điều tra do Tổ chức Thay đổi thị trường (CMF) và dự án Clean up Kenya thực hiện cho thấy, dù lệnh cấm xuất khẩu rác thải nhựa khó tái chế từ EU sang các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có hiệu lực từ tháng 1/2021, nhưng hơn 30% số quần áo cũ xuất khẩu từ EU sang Kenya vẫn có chứa nhựa và hầu hết trở thành rác thải. 

Các chuyên gia cho biết vấn đề lãng phí quần áo đã trở nên trầm trọng hơn do sự bùng nổ thời trang nhanh ở các quốc gia giàu có, nơi mà các sản phẩm có thể chỉ được mặc một vài lần trước khi bị bỏ đi. 

Kết luận, nghiên cứu của Wildlight và Clean Up Kenya kêu gọi các nhà sản xuất thúc đẩy sử dụng vật liệu không độc hại và bền vững trong quy trình dệt may, đồng thời thiết lập và mở rộng các tiêu chuẩn trách nhiệm đối với nhà sản xuất trên khắp thế giới.

hinh anh tac gia

Thu Trang

thutrang.khuat@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Một con tàu chở dầu bị chìm tại vùng biển Philipines hồi cuối tháng 2 khiến dầu tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến môi trường sống của đại dương và sinh kế của người dân trong vùng. Các vết dầu tràn đã được phát hiện trên bờ biển và vùng biển gần của hơn 60 ngôi làng gần khu vực con tàu chìm. Thêm vào đó, có khoảng 36.000 ha rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dầu loang.

Cuối năm 2022, NASA đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Artemis 1, tạo tiền đề cho việc đưa con người trở lại mặt trăng. Trong khi Trung Quốc tiếp tục phóng các module để hoàn thành Trạm Vũ trụ Thiên Cung, Mỹ và các đối tác bắt đầu xác định phương án thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), và ngành công nghiệp vũ trụ tiếp tục phát triển mạnh với sự tham gia của các công ty mới nổi. 2023 sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với việc tiếp cận không gian, khi chi phí phóng tàu vũ trụ giảm và số lượng cơ sở cũng như phương tiện phóng tăng lên. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số thách thức.

Mới đây, Nhật Bản đã phải phá hủy một tên lửa giữa không trung mà họ định phóng lên vũ trụ, sau khi động cơ giai đoạn 2 của tên lửa không thể khai hỏa. Thất bại này là một đòn giáng vào nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận không gian và tham vọng cạnh tranh của Nhật Bản với hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk trên thị trường phóng tàu vũ trụ.

Sao biển hướng dương là động vật không xương sống đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, quần thể sao biển hướng dương đã giảm xuống mức cực kỳ thấp do một căn bệnh bí ẩn. Căn bệnh này đã giết chết 90% tổng số loài sao biển hướng dương ở tiểu bang Washington (Mỹ). Hiện nay, các nhà khoa học biển tại phòng thí nghiệm Friday Harbor của Đại học Washington đang tiến hành nhân giống và nghiên cứu sao biển hướng dương với mục đích phục hồi số lượng của chúng.

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) là nơi sinh sống của khoảng 70.000 dân, nhưng hiện giờ chỉ còn vài nghìn người ở lại. Cuộc chiến kéo dài suốt 7 tháng qua đã biến thành phố trở thành đống hoang tàn, đổ nát. Những ngày qua, pháo binh Nga đã tấn công dồn dập vào các tuyến đường cuối cùng ở Bakhmut nhằm bao vây toàn bộ thành phố này và đưa Moscow tiến gần đến thắng lợi lớn đầu tiên sau hơn nửa năm.