Tắc đường

Tắc đường có lẽ không phải là 'đặc sản' của riêng thành phố nào. Thường người ta hay đổ tại cho hạ tầng kém là nguyên nhân gây tắc đường, nhưng thực chất nếu người tham gia giao thông đi đúng phần làn đường, không chen lấn, nhoai sang làn bên kia, mọi người nhường nhau đi một chút thì phố phường lại trở nên thông thoáng.

Người ta hay đổ tại cho hạ tầng kém là nguyên nhân gây tắc đường, nhưng đó không phải nguyên nhân chính. Bởi nếu người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình, đường sẽ không bao giờ tắc. Còn nếu một vài người tiên phong dành đường, sẽ làm những người phía sau ứ lại. Chỉ cần có thế, vài phút sau là dòng người đã đổ tới ngày một đông và những người đến sau lập tức nhoai ra phần đường dành cho người đi ngược chiều. Người nọ nhoai ra, chen lên hơn người kia một chút, nhoai một lúc thì kín hết cả con đường và con đường phút chốc thành “chiến tuyến”.

Ảnh minh họa

Không mấy người nghĩ tới chuyện nếu mình chiếm đường của làn bên kia thì mình cũng không thể đi được. Thế nên dù có đứng đó nhìn nhau thì không mấy người nghĩ tới chuyện dẹp vào để nhường lối cho làn bên kia tiến lên, mà cứ hăng hái và hậm hực tiến lên, dù là tiến từng cm một. Không chỉ khi đi đường rất nhiều người trong chúng ta mới thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, nên mình nghĩ chuyện tắc đường sẽ không bao giờ giải quyết được nếu chỉ chăm chăm lo mở rộng đường. Cảnh sát giao thông dù có cố đến mấy thì cũng không thể căng mình ra lo mọi ngõ ngách với hàng triệu người lao ầm ầm trên đường.

Và từ kinh nghiệm cá nhân, Hường cho rằng cái thói không muốn thua ai mới là nguyên nhân chính làm nên sự hỗn loạn. Hơn thua toàn những thứ nhỏ nhen nhưng tinh thần thì rất máu lửa. Mà hình như cũng chỉ máu lửa trong những thứ rất nhỏ. Ngay như việc xây nhà, dù là nhà phố có chỉ giới hẳn hoi thì ai xây sau cũng phải cố nhoi ra hơn nhà bên cạnh, có thế thì tài lộc nó mới vào nhà mình, không lại vào nhà hàng xóm.

Không biết bạn cảm thấy thế nào, nhưng mỗi lúc nhích từng chút một trong dòng người đen đặc giữa tiếng ồn ào của xe máy, giữa một bầu không khí dày đặc khói xe thật sự rất mệt mỏi. Những lúc như thế, mỗi chúng ta có lẽ chỉ muốn nhanh chóng được trở về chốn bình yên của riêng mình. Để tìm lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái sau những mệt mỏi của tắc đường và áp lực công việc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.

Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…