Tác giả ca khúc 'Dậy mà đi' qua đời

Nhạc sỹ Tôn Thất Lập - tác giả các ca khúc “Dậy mà đi”, “Hát cho dân tôi nghe”... đã qua đời sáng 26/7 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Nhạc sỹ Tôn Thất Lập sinh ngày 25/2/1942 tại Huế. Ông còn có bút danh là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Tổng Thư ký Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa III, VI; Phó Chủ tịch Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa V; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh khóa VI;  Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sỹ Việt Nam các khóa III, IV, V, VI và VII; Phó Tổng Thư ký khóa VI, Phó Chủ tịch khóa VII. Ông cũng từng là Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhạc sỹ Tôn Thất Lập hoạt động âm nhạc trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, là gương mặt tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh đô thị của giới trẻ miền Nam trước năm 1975. Khi đó, những ca khúc như “Hát cho dân tôi nghe”, “Xuống đường”, hợp xướng “Lúa reo trên khắp đồng bằng”... của ông đã được cất cao trên các nẻo đường tranh đấu của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam.

Sau đó, ông được cử đi tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp, ông làm công tác văn hóa trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước được giải phóng, ông công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin TP Hồ Chí Minh. Thời gian này, ông tiếp tục cho ra đời nhiều ca khúc được đông đảo quần chúng mến mộ như “Tình ca mùa xuân”, “Tình ca tuổi trẻ”, “Trị An âm vang mùa xuân”, “Mưa thì thầm”, “Oẳn tù tì”, “Cô bé dễ thương”, “Tình yêu mãi mãi”…

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập thời trẻ, giai đoạn sáng tác ca khúc "Hát cho dân tôi nghe"

Nhạc sỹ Tôn Thất Lập đã xuất bản các tuyển tập như “Phố ca”, “Hát cho dân tôi nghe”, “Hát lời chiêm bao”, “Tình ca mùa xuân”, “Tuyển tập Tôn Thất Lập” và các album “Nụ hôn”, “Tình ca mùa xuân”. Ngoài ra ông còn viết nhiều nhạc múa, nhạc phim…. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt II (năm 2007).

Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh cho biết, lễ viếng nhạc sỹ Tôn Thất Lập bắt đầu từ 9 giờ ngày 28/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Lễ truy điệu diễn ra lúc 6 giờ ngày 30/7/2023.

Để tưởng nhớ tới ông, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức chương trình “Tôn Thất Lập – Vang mãi những bài ca” vào lúc tối 5/8 tại Nhà hát Thành phố (số 7 Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh).

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa