Đặng Công Sơn
congson.dang@daihanoi.vn
Đánh giá tác giả
Tổng bài viết - 33 bài viết
Con đường lửa - Đường lửa trong gốm Bát Tràng | Di sản kể chuyện | 20/12/2024
Gốm là sản phẩm kết tinh của các yếu tố tự nhiên, đất, nước, lửa - ba trong năm yếu tố của ngũ hành tương sinh. Trong sản xuất, con người là trung tâm, kỹ thuật, nguồn nguyên, nhiên liệu, dụng cụ, phương tiện, cơ sở sản xuất là các yếu tố quyết định nên sự thành bại trong nghề. Cơ sở vật chất, kỹ thuật là quan trọng nhất của nghề gốm. Lò nung và lửa quyết định sự thành bại quá trình sản xuất gốm.
Thành phố của những cây cầu
Hà Nội hiện có 7 cầu vượt sông Hồng. Những cây cầu này đã phần nào giảm tải giao thông cho nội đô, giảm mật độ dân số cho vùng lõi và kết nối liên vùng, phát triển đô thị.
Thành phố của những cây cầu | Cuộc sống thành thị | 14/12/2024
Những cây cầu bắc qua sông Hồng làm tăng khả năng kết nối, giúp cho hoạt động trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa… ngày càng được thuận tiện. Khi cầu xây xong, kéo theo sự thay đổi về cuộc sống của những người dân sinh sống phía hai bên cầu. Quy hoạch thành phố nhìn từ những cây cầu và những tác động đến cuộc sống của người dân hai bên bờ sông.
Con đường lửa - Hoa văn và men trong gốm Bát Tràng | Di sản kể chuyện | 06/12/2024
Hoa văn và men gốm theo như chia sẻ của các nghệ nhân làng nghề truyền thống Bát Tràng là yếu tố quan trọng thành công của một sản phẩm gốm. Nếu như hình dáng của một sản phẩm gốm phụ thuộc nhiều vào đôi bàn tay của người nghệ nhân gốm, thì men gốm sẽ quyết định vẻ đẹp thần thái mà sản phẩm muốn thể hiện. Lớp men sẽ quyết định vẻ đẹp và sức hấp dẫn của sản phẩm.
Sự thay đổi của phố Hàng
Đô thị hoá, nhu cầu xã hội thay đổi, quy hoạch đô thị thay đổi, nhiều ngôi nhà, con phố mới được hình thành, kéo theo đó văn hoá và du lịch cũng phát triển đã tạo ra những mối quan hệ kinh doanh buôn bán mới. Và trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, những người dân phố hàng cũng phải chuyển mình tăng tốc để theo kịp với tốc độ phát triển ấy.
Sống ở phố Hàng | Cuộc sống thành thị | 05/12/2024
Phố cổ Hà Nội được biết đến là di sản đô thị với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền với các nghề truyền thống; nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long-Hà Nội. Trước đây, trong khu phố cổ Hà Nội thì phố “Hàng” phần lớn là các phố chuyên doanh, nơi buôn bán mặt hàng đặc trưng tên phố, những sản phẩm truyền thống.
Đường chân trời ngắm từ Hà Nội
Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.
Đường chân trời đô thị | Cuộc sống thành thị | 21/11/2024
Một trong những góc quan sát thú vị về sự phát triển của Hà Nội là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị, ở đó ta sẽ nhìn thấy sự thay đổi không chỉ ở tầm nhìn mà còn thấy rõ những biến đổi về quy hoạch kiến trúc.
Con đường lửa - hồn đất trong gốm Bát Tràng | Di sản kể chuyện | 12/11/2024
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều thăng trầm, gốm Bát Tràng vẫn phát triển và thịnh vượng cho đến tận bây giờ. Không những thế, gốm sứ Bát Tràng còn được công nhận là di sản phi vật thể cấp Quốc gia.
Trò chơi đô thị
Đô thị Hà Nội không chỉ cần những sân chơi mà cần cả những sân chơi có cách vui chơi sáng tạo. Để thỏa mãn nhu cầu được chơi của những đứa trẻ đô thị thì cần có sự chung tay từ gia đình, đến nhà trường, các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền đô thị.
Trò chơi đô thị | Cuộc sống thành thị | 24/10/2024
Những đứa trẻ đô thị phát triển trí tuệ và tâm lý qua trò chơi và cách chơi. Đô thị Hà Nội không chỉ cần những sân chơi mà cần cả những sân chơi có cách vui chơi sáng tạo.
Người lao động nhập cư | Cuộc sống thành thị | 06/10/2024
Trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội, người lao động từ các tỉnh nhập cư vào Hà Nội đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị. Họ làm những công việc lao động phổ thông, sử dụng nhiều sức lao động: khuân vác, dọn dẹp vệ sinh, công nhân nhà máy gia công… nhưng đôi khi những đóng góp của họ chưa được ghi nhận hay thừa nhận đầy đủ.
Sự biến đổi mặt tiền phố cổ
Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà. Thế nhưng những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân.
Mặt tiền & mặt tiện | Cuộc sống thành thị | 22/09/2024
Những ngôi nhà mặt phố bề bộn trên tầng hai tác động đến cảnh quan đô thị. Chúng ta chăm chút cho mặt tiền tầng 1 nhưng dường như đang tùy tiện với những cải biến của không gian tầng 2 ở những ngôi nhà phố.
Mua nhà hay thuê nhà?
Nhiều người trẻ lựa chọn thuê nhà thay vì đi mua, giúp họ tiết kiệm tiền, đồng thời không phải chịu áp lực trả nợ ngân hàng khi phải vay tiền mua nhà.
Giấc mơ mua nhà | Cuộc sống thành thị | 08/09/2024
Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang chịu nhiều biến động, người trẻ rất khó sở hữu được nhà. Mục tiêu mua nhà của người trẻ đã có sự “dịch chuyển”, mua nhà không còn là ưu tiên hàng đầu, họ chuyển sang thuê nhà, với lối sống tối giản. Từ một phản ứng tâm lý chuyển đổi thành một lối sống.
Phố cổ và chuyện trùng tu
Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.
Phố cổ và chuyện trùng tu | Cuộc sống thành thị | 01/09/2024
Trùng tu là một trong số các giải pháp giữ gìn, bảo vệ các di tích, thế nhưng cũng có những câu chuyện buồn về trùng tu đã “biến một di tích trăm tuổi thành di tích một tuổi”.
Thành phố phía lưng chừng | Phóng sự tài liệu | 06/08/2024
Đối lập với sự náo nhiệt sầm uất, cùng cuộc sống ồn ào ở tầng một, những căn nhà hay những không gian phía trên của nhà mặt phố, khiến chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và bình yên hơn giữa nhịp sống hối hả của phố cổ Hà Nội.
An cư và dịch chuyển | Phóng sự tài liệu | 01/07/2024
Xã hội thay đổi, công nghệ phát triển nhanh khiến nhiều người trẻ đầu tư vào bản thân nhiều hơn là dồn tiền vào mua nhà. Phải chăng, thế hệ "an cư lạc nghiệp" đã qua đi, thay vào đó là lập nghiệp rồi mới an cư?
Đô thị cộng sinh | Phóng sự tài liệu | 11/06/2024
Kiến trúc và quy hoạch cộng sinh thể hiện sự giao thoa hài hòa giữa các lần tiếp biến văn hoá, khiến đô thị Hà Nội trở thành một thành phố có hệ sinh thái lịch sử cộng sinh văn hoá.
Thị thành trước mặt
Bỏ lại những cánh đồng để đối diện với một thị thành, lao động nhập cư làm những công việc nặng nhọc vất vả, nhưng đôi khi đóng góp của họ chưa được thừa nhận...
Đô thị 'Nén' | Phóng sự tài liệu | 15/04/2024
Đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, lượng người đổ về các thành phố lớn như Hà Nội không ngừng gia tăng, dẫn đến sự phát triển "nóng" của đô thị Hà Nội. Đằng sau sự phát triển ấy là hàng loạt hệ lụy, biến Hà Nội thành đô thị lộn xộn, bức bối, kém văn minh hiện đại.
Nhà trong tâm thức Người Việt
Trong tâm thức của người Việt, Nhà như là biểu tượng của chốn đi về, là quê hương, được lấp đầy bởi những ký ức của đời sống. Nhà có thể được hiểu như một khái niệm vật chất, là không gian được tập hợp bởi rất nhiều không gian nhỏ, riêng - chung. Nhà cũng mang trong mình khái niệm tinh thần: là tổ ấm, là gia đình, cha mẹ, là ký ức vui - buồn, yêu thương và hi vọng… Ở đó vào dịp Tết, ngôi nhà lại gợi nhắc về tình yêu đối với truyền thống cộng đồng và dòng họ, ngôi nhà của tình thân, ngôi nhà đoàn viên và có thể là ngôi nhà của tình thương…Tất cả khơi gợi những mong muốn được trở về dưới mái nhà chung mỗi khi Tết đến, Xuân về.
'Nhà' trong tâm thức người Việt
Trong tâm thức của người Việt, "nhà" không chỉ được coi là một nơi để ở, là chốn đi về mà nhà còn được xem là biểu tượng của quê hương, của tổ ấm gia đình, là cha mẹ, là ký ức vui buồn, yêu thương và hi vọng…Trong giờ phút đặc biệt chuẩn bị chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tất cả chúng ta, dù là ai, làm bất cứ công việc gì đều có mong muốn được trở về dưới mái nhà để quây quần, sum họp với người thân.
Chung cư cũ, chung cư mới và cơi nới
Trong bối cảnh đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, số lượng người dân sống trong các khu tập thể hay còn gọi là chung cư cũ, được xây từ thế kỷ trước tại Hà Nội có số lượng không nhỏ. Cơi nới cải tạo, xây dựng thêm ở các khu chung cư cũ nhằm tạo ra các không gian ở mới, rộng hơn phù hợp hơn với điều kiện sống của các thành viên trong gia đình. Cơi nới không gian chung cư cũ ở giai đoạn thiếu thốn chuyển sang lấn chiếm như một thói quen ở những chung cư cao tầng mới và không gian công cộng.
Làng cổ mở 'lối đi’ mới
Nhiều làng cổ Hà Nội hiện nay đã và đang tìm lối đi mới cho chính mình cùng với bảo tồn di sản phi vật thể của làng quê như là lễ hội truyền thống và các trò chơi, trò diễn dân gian; bảo tồn và phát huy các làng cổ có nghề truyền thống. Làng cổ mở “lối đi” mới chính là cân bằng giữa bảo tồn và phát triển làng cổ để tự hào và không phải tiếc nuối.
Nhà mặt phố | Cuộc sống thành thị | 29/12/2023
Nhà mặt phố xưa nay vẫn được coi là tài sản đảm bảo và sinh lời mang lại “tiền dòng” cho các chủ nhà mặt phố. Từ sau đại dịch Covid 19 kèm theo suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà mặt phố không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán. Sự xuất hiện các loại hình kinh doanh mới như kinh doanh online tuy gián tiếp cạnh tranh nhưng đã và đang giật đi số lượng lớn khách hàng truyền thống của nhà phố. Nhà mặt phố luôn có giá trị cao, thậm chí được xem như của để dành không bao giờ xuống giá. Trong thời buổi công nghệ và nhu cầu sống thay đổi, nhà mặt phố đang có xu hướng giảm dần giá trị.
Khoảng không gian cơi nới | Cuộc sống thành thị | 16/12/2023
Trong bối cảnh đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, số lượng người dân sống trong các khu tập thể hay còn gọi là chung cư cũ được xây từ thế kỷ trước tại Hà Nội có số lượng không nhỏ. Cơi nới cải tạo, xây dựng thêm ở các khu chung cư cũ nhằm tạo ra các không gian ở mới, rộng hơn phù hợp hơn với điều kiện sống của các thành viên trong gia đình. Cơi nới không gian chung cư cũ ở giai đoạn thiếu thốn chuyển sang lấn chiếm như một thói quen ở những khu đô thị mới và không gian công cộng.
Vỉa hè – chồng lấn không gian | Cuộc sống thành thị | 10/12/2023
Vỉa hè – từ một không gian phụ chuyển tiếp từ đường phố vào nhà ở, cửa hiệu, giờ đây trở thành một không gian chính, khi mà mỗi mét vuông đều được tận dụng tối đa. Một đời sống cộng sinh nơi vỉa hè, không gian đa chức năng, thậm chí là chồng lấn nhưng lại được phân định rõ ràng. Ở đó, mỗi mét vuông vỉa hè bày ra đời sống của một đô thị được soi chiếu ở nhiều góc độ: khéo xoay xở, tận dụng, tạm bợ, lấn chiếm, bừa bộn, mưu sinh…
Đô thị trong cảm thức nơi chốn
Nghĩ về Hà Nội là chúng ta nghĩ về Hồ Gươm, những phố cổ, ngõ nhỏ, là hương cốm, là mùa thu…Một cách mơ hồ nhưng lại là một sự kết nối mạnh mẽ trong cảm thức về nơi chốn. Hà Nội vốn được hình thành từ những làng nghề, phường nghiệp, nơi những nghệ nhân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức, người lao động khắp nơi tìm về… để kiến tạo một đô thị với đầy đủ những thói quen, lề lối sinh hoạt. Nó phản chiếu một không gian văn hóa, tinh thần và không gian vật chất nhiều mầu sắc giữa một đô thị đang thay đổi từng ngày.
Hà Nội như một 'ngôi làng'| Cuộc sống thành thị| 19/11/2023
Hà Nội có dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử, của nhiều nền kiến trúc khác nhau, rất nhiều công trình có từ thời kinh tế kế hoạch hóa, những công trình mới thì thể hiện dấu ấn của nền kinh tế thị trường và thời kỳ đổi mới. Với mục tiêu biến Hà Nội thành đô thị hiện đại và văn minh, cần có sự kết hợp hài hòa giữa lối sống làng xã với văn minh đô thị.
'Sướng - Khổ' ở nhà phố cổ| Cuộc sống Thành thị| 12/11/2023
Thành phố Hà Nội đã có đề án di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực, giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn, chỗ ở rộng rãi, khang trang hơn, và bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, việc giãn dân phố cổ vẫn chưa thể hoàn thành. “Sướng - Khổ” ở nhà phố cổ lại là câu chuyện cần phải bàn, vượt ra ngoài những suy tư cảm tính.