Huyền Trang
huyentrang.pham@daihanoi.vn
Đánh giá tác giả
Tổng bài viết - 107 bài viết
Tiểu thuyết 'Mặt nạ' (phần 5) - Lê Duy Nghĩa
Quán phở của gia đình Thành Lai đã nhiều lần bị chính quyền để ý, muốn trưng dụng để xây dựng cửa hàng cho hợp tác xã. Biết tin, vợ gã thẫn thờ, không ăn, không ngủ được nhưng hắn thì ngược lại. Hắn hiểu diễn biến thời cuộc sẽ đi đâu về đâu.
Vở rối 'Truyện cổ Andersen' | Tác giả tác phẩm | 08/12/2024
Những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Andersen đã đi vào tâm trí trẻ thơ nhiều thế hệ. Truyện cổ Andersen đã được Nhà hát Múa rối Việt Nam chuyển thể thành màn rối nước với tiết tấu nhanh, trên nền âm nhạc du dương sâu lắng. Vở rối thể hiện theo phong cách trình diễn đương đại đã mang lại sự tươi mới và tăng sức hấp dẫn của môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Nghệ thuật bìa sách Việt, câu chuyện sáng tạo | Văn hóa và sự kiện | 07/12/2024
Lịch sử bìa sách bắt đầu với sự phát triển của chữ viết cùng với phát minh giấy và công nghệ in ấn. Nghệ thuật thiết kế bìa sách gắn liền với nghệ thuật thiết kế đồ họa - ngành mỹ thuật ứng dụng thuộc lĩnh vực xuất bản phẩm. Vai trò của bìa sách theo thời gian cũng có một sự chuyển đổi rõ nét, từ đơn thuần chỉ là “tấm áo bảo vệ” các trang sách bên trong, giờ “đảm nhiệm” thêm vai trò giới thiệu, khơi mở nội dung bên trong của cuốn sách.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 8) - Hữu Ước
Hoàn và Hữu, mỗi người một súng băng qua khu rừng chết. Đó là những ngày tháng khốc liệt về cả thể xác lẫn tinh thần với hai người lính. Những đêm dài với bao nhiêu nỗi buồn, nỗi ám ảnh và cả sự sợ hãi đến mức Hữu và Hoàn đều có chung một ý nghĩ: không còn thấy ngày mai.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 7) - Hữu Ước
Việc xử lý nội trú quân tại rừng ở thời điểm mưa lũ, núi lở gần như làm tê liệt mọi ngả đường trở về biên giới Việt Nam để lấy lương thực, đồ tiếp tế và bổ sung quân. Đồ ăn của toàn đại đội đều trông chờ ở củ mài, rau rừng và cá Suối Cọp.
Tiểu thuyết 'Suối Cọp' (phần 6) - Hữu Ước
Sau trận giao chiến khốc liệt với gần trăm tên biệt kích thám báo của Mỹ ngụy, Đại đội 26 chắc chắn không thể giữ nguyên quân số ban đầu. Chính trị viên Mão bắt đầu điểm danh hai cánh Trung đội 1 và Trung đội 2. Đứng trước 6 hàng quân xếp hàng ngang, ai cũng đen nhèm màu súng đạn nhưng không ai giấu được vẻ xúc động trước sự hy sinh anh dũng, quả cảm của đồng đội mình.
Trần Quang Khải, vị tướng văn võ toàn tài | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 17/11/2024
Trần Quang Khải là con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, sinh năm 1240. Vốn có tư chất thông minh, ham học, lại có được Bảng nhãn Lê Văn Hưu làm thầy nên ông sớm trở thành nhân vật văn võ toàn tài. Dưới triều Trần quốc Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng thái úy.
Trần Khánh Dư, vị tướng mưu lược, bản lĩnh | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 10/11/2024
Danh tướng Trần Khánh Dư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở Chí Linh (Hải Dương). Từ nhỏ, ông đã thuộc làu kinh thư, binh pháp. Nhờ có tư chất thông minh, ham mê võ nghệ, hiểu biết về binh pháp nên ông đã được nhà vua để ý, tin dùng và phong tước Nhân Huệ vương.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 2) - Nguyễn Trường
Sau ba đêm ở khách sạn Đế Vương, Nam bị vứt ra đường. Anh không dám về nhà, lang thang hết phố này đến đường khác, luôn luôn nghĩ cách để được làm vua. Thay vì mua vé tàu về nhà, anh mua vé đi miền Đông bởi nghe nói trên núi ở Nha Trang có một vị hòa thượng tu đến độ có thể tàng hình.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 1) - Nguyễn Trường
Lấy bối cảnh ở Cồn Phụng - một cồn nhỏ giữa sông Tiền Giang, trong giai đoạn 1960 - 1970 nhiều biến động, tiểu thuyết đã làm sáng tỏ giai thoại bí ẩn của Nguyễn Thành Nam - một thầy tu đạo Dừa ẩn dật, thu hút gần 1 triệu tín đồ đến vương quốc tự xưng của ông.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 26) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Thừa đã có quyết định đi làm ở phòng hành chính thuộc ủy ban thị xã, tuy nhiên lý lịch vẫn luôn là con đường duy nhất cản trở anh. Sau một thời gian công tác, ủy ban đã nhận đơn kiện sử dụng con cháu phản động vào công việc chính quyền của nhân dân, buộc anh phải chuyển xuống phòng thủy lợi và đến Châu Lam làm công trình.
Phát triển công nghiệp văn hóa, tiềm năng và thách thức | Văn hóa và sự kiện | 02/11/2024
Là nơi hội tụ, kết tinh lan tỏa tinh hoa văn hóa của cả nước, Hà Nội có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa. Chính vì vậy, thủ đô Hà Nội đã đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để có thể đạt được mục tiêu trên thì thủ đô Hà Nội đang có những giá trị tiềm năng và đối mặt với thách thức như thế nào.
Chuyện làng Đình - bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống | Tác giả tác phẩm | 27/10/2024
Nhà hát Chèo Việt Nam vừa cho ra mắt vở chèo Chuyện làng Đình. Vở diễn dân gian mang thông điệp bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống song giàu tính sáng tạo, đổi mới từ cách khai thác đề tài cho tới hình thức dàn dựng. Chương trình Tác giả tác phẩm hôm nay sẽ giới thiệu vở chèo “Chuyện làng Đình” - tác giả Hồng Mặc Cát; Đạo diễn: Chu Tuấn Nghĩa do nhà hát chèo Việt Nam dàn dựng.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 7) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sau khoảng thời gian mang bầu vất vả, mẹ Hạ Linh đã hạ sinh. Tuy nhiên, đứa bé lại không có hình hài như một con người. Tin tức đẻ ra ma quái đã lan truyền khắp tỉnh. Liệu cuộc sống của cô và bố mẹ có trở lại được như xưa hay không?
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 6) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Thừa cùng Hải Linh tiếp tục kể cho nhau nghe về thời thơ ấu của mình, anh được lắng nghe về câu chuyện gia đình, cuộc sống hôn nhân của bố mẹ cô phải chịu hậu quả từ chiến tranh để lại. Việc có con của bố mẹ Hải Linh không mấy dễ dàng. Sau một thời gian chạy chữa thuốc thang, mẹ cô đã mang bầu và dự tính là con trai như mong muốn của cả dòng họ.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 5) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Trận chiến đấu của làng Quyết Chiến và làng Quyết Thắng bước vào đỉnh điểm trên bãi giữa. Một bên quyết ngăn đổi thủ lại không cho tiến lên cướp chiến lợi phẩm, một bên quyết đòi phải chia đôi thành tích. Cả một vùng náo loạn trong tiếng gào thét, từng cặp người xoắn vào nhau như ngày hội đô vật, bao nhiêu bức bối từ thuở nào, nhân đà này họ trút giận lên đầu đối thủ.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 1) - Nguyễn Thế Nghiệp
Qua tiểu thuyết 'Tứ Tổng', nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp đã giúp cho độc giả sống lại thời khắc đầy cam go của 77 năm về trước, khi người dân Tứ Tổng cùng đội du kích đưa 1.200 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô và toàn bộ vũ khí vượt qua sông Hồng an toàn lên chiến khu tiếp tục chiến đấu.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 25) - Chu Lai
Bình đã trở lại khu phố nhà binh sau một thời gian đi xa. Anh cảm thấy mọi thứ thay đổi đến nao lòng khi nhà nhà, người người mở quán; băng rôn, biển hiệu đua chen; nhà cao tầng thay thế các căn hộ tập thể chật hẹp. Cuộc sống của gia đình Nam và Thảo cũng như những người trên phố nhà binh liệu có như anh tưởng tượng?
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 24) - Chu Lai
Mặc dù Hùng đã vùi đầu vào công việc, tìm đến rượu, những cuộc tình khoảnh khắc, nhưng anh không thể quên được hình bóng của Thảo. Hai tháng nằm viện vì vết thương cũ trong chiến tranh tái phát đã giúp anh suy nghĩ, chiêm nghiệm.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 23) - Chu Lai
Thảo ngày càng tỏ ra dửng dưng với mọi chuyện, từ việc con cái, công việc đến quan hệ vợ chồng. Linh cảm thấy vợ đang có điều bất ổn, Nam đã bố trí một buổi picnic để tìm lại kỷ niệm của hai vợ chồng.
Phạm Ngũ Lão - Danh tướng tài ba của lịch sử dân tộc | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 22/09/2024
Cuộc đời và sự nghiệp của danh tướng Phạm Ngũ Lão đã trở thành huyền thoại lớn trong lịch sử dân tộc, minh chứng cho tư tưởng và nghệ thuật quân sự nhân dân thời Trần. Tài năng xuất chúng đã khiến ông, dù không phải vương hầu, nhưng đều được các triều vua Trần nể trọng. Công lao đóng góp của danh tướng không chỉ đối với lịch sử dân tộc nói chung mà còn có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ mảnh đất Thăng Long nói riêng.
Lý luận phê bình văn học, thời cơ và thách thức | Văn hóa và sự kiện | 21/09/2024
Lý luận, phê bình và sáng tạo văn học, nghệ thuật bao giờ cũng đồng hành, tác động tương hỗ lẫn nhau để làm nên tiến trình văn học, nghệ thuật của một dân tộc.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 5) - Chu Lai
Từ ngày Thảo vắng nhà, Nam bị chứng mất ngủ, điều mà từ trước đến nay anh chưa từng mắc phải. Một vài cô kỹ sư, nhân viên thấy anh hay phải lủi thủi đã tìm cách tiếp cận, nhưng chưa một dáng hình phụ nữ nào khiến anh bận tâm, bởi anh vẫn luôn cảm nhận được sự nồng nàn, yêu thương của Thảo qua từng lá thư. Sự sống, niềm vui, nỗi buồn của hai cha con gắn liền với những lá thư sẽ diễn ra như nào?
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 4) - Chu Lai
Từ ngày Thảo đi xuất khẩu lao động, cuộc sống của hai bố con Nam đỡ chật vật hơn. Nhưng sự thiếu vắng người vợ, người mẹ trong một gia đình thì không gì khỏa lấp được. Nam không khỏi xót xa và đôi lúc anh cảm thấy hối hận bởi con cái không thể thiếu vắng mẹ.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 3) - Chu Lai
Thảo lấy hết can đảm nói với Nam việc cô đã quyết định ghi tên đi lao động sang Đức và mong Nam đồng ý. Thông báo đột ngột của vợ đã khiến anh mất cân bằng phương hướng.
Lưu Bình Dương Lễ, bản phục dựng chèo cổ sáng tạo | Tác giả tác phẩm | 29/08/2024
Lưu Bình Dương Lễ là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam được nhà văn Hàn Thế Du chuyển thể từ tích cổ với kết cấu hay, tính văn học cao. Tác phẩm đã tôn vinh tình bạn cao cả, những nghĩa cử cao đẹp nhất trong cuộc sống. Vừa qua, Nhà hát Chèo Hà Nội vừa ra mắt vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của đạo diễn NSND Trần Quốc Chiêm.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 21) - Nguyễn Một
Dù đã có cuộc sống ổn định nhưng trong tâm trí Sơn lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm về đất Thủ Biên - nơi ghi dấu quãng đời tuổi trẻ của anh. Sau ngày gặp Diễm lần cuối, 20 năm sau, Sơn trở lại mảnh đất ấy. Anh gặp lại ông Tư, bà Mười,... nghe chuyện những người xưa, nhất là chuyện kể về Diễm.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 20) - Nguyễn Một
Số phận của Thiếu úy Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Tâm dần được hé lộ - người tưởng đã tử nạn và được tổ chức lễ tang trang trọng trước ngày đất nước thống nhất. Cùng với đó là sự hội ngộ đầy nước mắt của Tâm và Trang. Với thân phận hiện tại, Trang có đối diện với Tâm hay không? Mối quan hệ giữa hai người sẽ trở nên thế nào?
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 19) - Nguyễn Một
Dù được khuyên lấy Tươi - con gái nuôi của Thủ tướng, nhưng trái tim Sơn vẫn day dứt mối tình của Diễm. Chính vì vậy, anh đã quyết định tìm gặp cô lần cuối. Trong chuyến tìm gặp Diễm, Sơn tình cờ gặp lại Trang tại ga Thủ Biên.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 18) - Nguyễn Một
Chiến tranh đã kéo theo nhiều biến động thay đổi cuộc đời và lý tưởng của các nhân vật. Dõi theo bước chân của nhân vật Hoàng - chàng thi sĩ khoa văn đầy mơ mộng, sau ngày đất nước thống nhất, anh đã rẽ ngang qua sư phạm và trở thành thầy giáo cấp hai ở Long Khánh. Tại đây, Hoàng tình cờ gặp Diễm.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 14) - Nguyễn Một
Trước mùa gặt, cuộc chiến đi vào hồi căng thẳng khi liên tiếp xảy ra những trận đánh kinh hoàng. Chỉ sau một đêm, người dân quê rơi vào cảnh mất lúa, mất nhà, mất trâu,... và mất cả con em mình. Ông Ruộng nhận tin dữ rằng ba đứa con của ông đã chết.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 13) - Nguyễn Một
Sự việc ông Tư Cụt bị cảnh sát bắt vì là người của Việt Cộng đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Theo lời kể của bà Mười, ông Tư Cụt tên thật là Nguyễn Văn Dũng, con thứ tư trong một gia đình Công giáo. Từ đời cha mẹ ông đã làm nghề buôn bán tơ lụa với người Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc... nên trở thành nhà tư sản lớn nhất thời ấy ở phía Bắc.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 12) - Nguyễn Một
Sơn may mắn được trở lại thành phố và trú trên căn gác của nhà bà Mười, cách nhà Diễm vài trăm bước chân. Trong thời gian trú nhờ ở đây, anh cảm thấy bà Mười không phải là người đơn giản khi phát hiện lá cờ có hình ngôi sao vàng ở giữa nằm gọn trong bao tải bột mỳ, cộng thêm việc bà bán rượu cho các thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 11) - Nguyễn Một
Sơn và Ba Em được đồng chí Nguyễn Văn Bảy phụ trách mặt trận khu vực Bắc Tây Ninh mời tham gia vào lực lượng Việt Minh. Tuy chưa biết tương lai thế nào nhưng cả Sơn và Ba Em đều đồng ý. Lúc này, Thành đang có cơ hội rất lớn để bày tỏ tình cảm với Diễm nhưng anh lại e ngại.
Đặng Trần Côn, thi nhân đất Thăng Long | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 11/08/2024
Tại làng Nhân Mục (nay là phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), vào đầu thế kỷ XVII, có một người nổi tiếng ham học từ nhỏ, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm hay tạo nên một dấu ấn quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam - đó chính là danh nhân Đặng Trần Côn - một trí thức nho học, một thi nhân.
Sáng tác nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng | Văn hóa và sự kiện | 10/08/2024
Trong lịch sử phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam, đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn trong và ngoài quân đội, thực sự trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, góp phần cổ vũ, động viên quân và dân làm nên chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người giữ lửa ca trù Thượng Mỗ | Phóng sự tài liệu | 15/07/2024
Cùng với chèo tàu Tân Hội, hội diều Bá Giang, ca trù Thượng Mỗ là một trong ba địa chỉ văn hóa dân gian của huyện Đan Phượng.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 2) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đưa độc giả đến với mảnh đất và con người ở Hạ Lỗi trong giai đoạn cải cách ruộng đất với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật như: Tâm Khịt, Trịnh Hạ, Thông Huệ. Mối quan hệ giữa Tâm Khịt và Trịnh Hạ ra sao? Nguồn gốc, gia cảnh nhà con Trịnh Hạ như thế nào?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 1) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vốn không phải là người theo học văn chương từ sớm nhưng sau một biến cố của gia đình, Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đến với văn chương, theo học sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận. Đài Hà Nội xin giới thiệu tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' của nhà văn.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 10) - Nguyễn Trường
Dung không chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ, cô quyết định đi tìm tình yêu và sự bình yên mà cô thuộc về. Kết thúc tác phẩm là sự xuất hiện của nhân vật Năm, như một dụng ý của nhà văn về sự suy thoái của không ít cán bộ từng vượt qua bom đạn nhưng lại gục ngã trong dựng xây hòa bình.
Bức thư của mẹ
Biểu diễn: Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ
Cô gái mở đường
Sáng tác: Xuân Giao Biểu diễn: Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ
Dịu ngọt tình yêu thương
Sáng tác: Thập Nhất Biểu diễn: Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ
Nàng thơ xứ Huế
Sáng tác: Hồ Hoài Anh Biểu diễn: Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ
Ngóng trăng
Biểu diễn : Câu lạc bộ Sao Tuổi thơ
Quang Dũng, một tâm hồn thơ lớn, một chiến sĩ cách mạng | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 23/06/2024
Là một trong những cây bút tài hoa thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám, nhà thơ Quang Dũng không chỉ đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại nhiều tác phẩm xuất sắc mà ông để lại một tâm hồn, phong cách nghệ thuật của một nhà thơ, nhà văn tài hoa, một chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 18) - Nguyễn Khắc Trường
Thủ biến tình hình gia đình đang ở thế bất lợi thành có lợi. Không những đẩy ông Phúc vào thế khó, giờ đây Thủ còn muốn ông Phúc phải "ngã ngựa" để phục vụ cho lợi ích cá nhân và sự đấu đá giữa các dòng họ. Lần này Thủ lợi dụng người chị dâu của mình, ép bà Son phải ký vào đơn tố cáo ông Phúc.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 17) - Nguyễn Khắc Trường
Ở phần 17 của cuốn tiểu thuyết đã tái hiện rõ nét về bộ máy chính quyền vụ lợi, bè phái lúc bấy giờ, đặc biệt là nhân vật Bí thư Đảng uỷ Thủ - người thường ra vẻ nghiêm túc, văn minh xong khi xử lý các vụ việc từ dân lại xử trí bằng cách lắt léo và xảo trá.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 16) - Nguyễn Khắc Trường
Nhờ mưu mô của Thủ, ông Hàm đã thoát tội trở về nhà. Nếu Đào mừng rỡ khi thấy bố về thì bà Son lại ngược lại. Bà phải đối diện với những lời tra hỏi của chồng mình về cuộc gặp gỡ với ông Phúc. Nỗi uất ức, sự tủi nhục hàng chục năm của người đàn bà phúc hậu khi sống với người chồng phàm tục được khắc hoạ rõ nét.
Hà Nội trong những sáng tác nghệ thuật | Văn hóa và sự kiện | 08/06/2024
Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ những tinh hoa, nét đẹp văn hoá đặc sắc đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú, đa dạng nhưng lại rất riêng biệt để các văn nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm âm nhạc, thi ca, hội hoạ “sống” mãi với thời gian. Cho đến hôm nay Hà Nội vẫn luôn là nơi được nhiều nghệ sĩ gửi gắm tình yêu và cảm xúc của mình qua các tác phẩm nghệ thuật làm nên những tác phẩm hay, mang hơi thở của thời đại.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 14) - Sơn Tùng
Nguyễn Tất Thành gặp tại Tư Lê - người mà anh đã cứu trong cuộc biểu tình, đấu tranh đòi quyền sống ở Huế. Bấy giờ bản tính lương thiện của anh thấy ai gặp nạn thì ra tay cứu giúp. Nào ngờ sau này chính anh Tư lại là người anh em cùng anh trải qua những năm tháng tuổi 20.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 13) - Sơn Tùng
Tại Bình Định, Thành gặp lại người cha đức độ của mình. Cuộc gặp gỡ lần này một lần nữa khẳng định kỳ vọng mà cha anh đã để lại. Dấu chân của Nguyễn Tất Thành in xuống cực Nam Trung Bộ, nghe theo lời cha anh đến dạy ở trường Dục Thanh.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 12) - Sơn Tùng
Tại trường Quốc học Huế, Tất Thành gặp lại những người bạn cũ đã không quản ngại khó khăn giúp đỡ mình năm xưa. Cùng với bạn của mình, trong một lần nhân dân ta nổ ra biểu tình, Thành đi trong đội ngũ đấu tranh đòi quyền sống. Sau cuộc nổi dậy đó, Tất Thành bị cảnh sát săn đuổi.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 11) - Sơn Tùng
Chặng đường học Tiểu học Đông Ba đã kết thúc, tâm trí Thành lại bộn bề với bao hy vọng chờ đợi được gọi vào 'Thiên đường trường học' niên khóa 1906 - 1907. Cùng lúc đó, anh xốn sang với cuộc vận động chống Pháp do các sĩ phu yêu nước đang nhen lên.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 15) - Hữu Mai
Sau khi thực hiện chiến dịch Lý Thường Kiệt và một tháng chiến tranh du kích, ta đã diệt và bắt được khoảng 500 quân địch. Không rõ số bị thương, nhưng lực lượng của ta bị tiêu hao rất nhiều. Đây cũng là một trong những thất bại không mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch phát hiện và đối phó. Đứng trước những tổn thất đó và trước diễn biến tình hình tương đối phức tạp, đặc biệt là việc Pháp cho tấn công chiếm Hòa Bình, Trung ương có những quyết định chỉ đạo và hướng tấn công như thế nào?
Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo của nghệ thuật | Văn hóa và sự kiện | 04/05/2024
Trong những ngày tháng bom đạn khốc liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng văn nghệ sĩ cũng trực tiếp ra trận, kịp thời sáng nhiều tác phẩm tác văn học nghệ thuật để khích lệ tinh thần các chiến sĩ, đồng thời ghi lại những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ - một dấu mốc son của lịch sử dân tộc thì Điện Biên luôn là mảnh đất được nhiều văn nghệ sĩ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác, cho ra đời nhiều tác phẩm thành công và để lại dấu ấn trong đời sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật.
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân | Danh nhân Thăng Long - Hà Nội | 28/04/2024
Đất Thăng Long tự hào là nơi sinh ra và nuôi dưỡng biết bao anh hùng hào kiệt, những con người đã gây dựng, bảo vệ bờ cõi suốt bao thế hệ. Nơi đây còn là quê hương của nhiều nữ sĩ, bậc hiền nhi, hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử. Một trong số những vị hoàng hậu được hậu thế luôn nhớ tới và yêu mến, tôn kính là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, từ một công chúa tài hoa, thông minh đức hạnh đến một hoàng hậu nhân từ, sắc sảo.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 14) - Ma Văn Kháng
Phượng có lẽ là người phụ nữ mang lại cho độc giả nhiều tình cảm. Sự tần tảo, nhẫn nhịn, biết điều, bao dung và cả sự dám đấu tranh, dám nêu y kiến của Phượng cũng mang lại cân bằng ở mỗi tình tiết trong trong tiểu thuyết. Tại cơ quan nơi Phượng làm việc, câu chuyện của chị trưởng phòng và ông giám đốc với những hoàn cảnh éo le của một thời chiến tranh cũng mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 13) - Ma Văn Kháng
Có lẽ Cừ cũng là một nhân vật được nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết để xây dựng như một sự đối lập đột phá trong bức tường giá trị văn hóa, giá trị cốt lõi của một gia đình. Trong phần 13 của tiểu thuyết, Cừ đã gửi một bức thư từ xứ người về cho bố. Những cảm nhận của anh từ một chàng trai 13 tuổi, những ấm ức của một cậu bé có phần ngỗ ngược trong sự dạy dỗ khắt khe của bố mẹ. Và những cảm xúc có chút hối hận về giá trị của một gia đình, của dân tộc khi anh phải đối diện với những cô đơn, khó khăn nơi xứ người.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 12) - Ma Văn Kháng
Cừ là người con trai đã đem lại cho ông Bằng nhiều phiền muộn nhất. Cừ đã bỏ ra nước ngoài để bỏ lại cô vợ công nhân dệt và hai cậu con trai. Chính hai đứa trẻ có phần ngỗ ngược ấy cũng phần nào đem lại cho ông Bằng một niềm an ủi nhất định khi nghĩ về cậu con trai của mình. Nhưng cũng chính chúng lại là niềm lo lắng của cả gia đình.