Mai Khôi
dinhkhoi.mai@daihanoi.vn
Đánh giá tác giả
Tổng bài viết - 28 bài viết
Trăn trở về làng thêu long bào Đông Cứu | Di sản kể chuyện | 16/12/2024
Nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ, xưa kia, làng Đông Cứu thuộc Ngũ Xã cùng với các làng Đông Giai, Bình Lăng, Quất Động (huyện Thường Tín) đều có chung một tổ nghề thêu là tiến sĩ Lê Công Hành. Sau khi đã học kỹ thuật thêu ở phương Bắc, ông tổ nghề thêu đã truyền cho mỗi làng một kỹ thuật riêng, trong đó phải kể đến thêu khăn chầu áo ngự của làng Đông Cứu.
Khoảng trời qua ô cửa
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Khoảng trời qua ô cửa | Cuộc sống thành thị | 07/12/2024
Những ngôi nhà san sát trong những đô thị chật chội làm xuất hiện một hình ảnh kỳ lạ nhưng khá phổ biến đó là những khung cửa sổ. Qua những ô cửa sổ này chúng ta sẽ nhân ra những khoảng trời rất khác của cuộc sống đô thị.
Bảo tồn nghề vàng bạc Kiêu Kỵ đất Thăng Long | Di sản kể chuyện | 03/12/2024
Làng nghề Kiêu Kỵ có một lịch sử lâu đời, xuất hiện từ hơn 300 năm trước dưới thời Hậu Lê. Nghề dát vàng, bạc, quỳ đã trở thành nghề chính của người dân ở làng này. Điều đặc biệt là nghề này được truyền lại qua nhiều thế hệ và đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa và đời sống của cộng đồng Kiêu Kỵ.
Hà Nội thiếu nhà vệ sinh công cộng
Khi những nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam bị nhét vào những góc khuất và hạn chế chỉ dẫn thì ở nhiều quốc gia, nhà vệ sinh lại là điểm nhấn thú vị trong không gian công cộng của thành phố.
Thành phố cần nhiều nhà vệ sinh công cộng | Cuộc sống thành thị | 14/11/2024
Nhà vệ sinh công cộng của Hà Nội hiện đang được vận hành như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của người dân khi tham gia các hoạt động ngoài trời? Người dân đô thị đang ứng xử với “văn hóa nhà vệ sinh” ra sao? Sự thiếu thốn, mất vệ sinh của những nhà vệ sinh công cộng liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch và sức khỏe của người dân đô thị như thế nào?... Những vấn đề này sẽ được đưa ra trao đổi cùng các vị khách mời của chương trình.
Phía thành phố mùa đông | Phóng sự tài liệu | 06/11/2024
Trong tiết trời đông, khi con người có nhu cầu đến gần nhau hơn và phong cảnh bị che mờ bởi một làn sương phủ, người ta bỗng nhận ra có một Hà Nội khác. Đằng sau vẻ ồn ào của Hà Nội là những góc rất riêng, rất yên tĩnh mà bình thường, vì quá vội vàng, người ta không nhận ra vẻ đẹp ấy.
Sống ảo, rồi sao?
“Sống ảo” thực ra là một đặc điểm tính cách của chúng ta và có cơ hội phát triển trong môi trường đô thị, nơi mà các mối quan hệ xã giao phát triển mạnh mẽ. Vậy “sống ảo” có phải là một trào lưu hiện nay?
Hà Nội mùa chim về
Ẩn trong những bụi cây, mép nước bên bờ sông Hồng, hay trên những tán cây trong lòng thành phố…những loài chim tìm về sinh sống tạo ra những cảnh quan sinh động cho đô thị. Nhưng chính khi đó cũng thể hiện cách con người đô thị đang ứng xử với tự nhiên.
Hà Nội mùa chim về | Cuộc sống thành thị | 02/11/2024
Hà Nội bước vào mùa những loài chim di trú tìm về và người dân đô thị có thêm sự giao tiếp với tự nhiên. Cảnh quan này đặt ra những câu hỏi về phúc lợi môi trường trong thành phố, khi mà đô thị không chỉ là nơi sinh sống của con người mà còn là không gian sinh sống của những sinh vật tự nhiên.
Đô thị thích ứng với thiên tai
Đô thị là nơi tập trung mật độ dân cư cao, nơi hạ tầng được xây dựng và phát triển đôi khi không kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Làm thế nào để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những tác động ngày càng lớn, tạo ra những rủi ro cho đô thị.
Đường Lâm, di sản văn hóa sống | Di sản kể chuyện | 22/10/2024
Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 2005). Nơi đây là "đất hai vua" gắn liền với giai thoại về những người anh hùng dựng nước; nơi có nhiều di tích chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc, nghệ thuật.
Nét Việt trên bia Tiến sĩ Văn Miếu | Di sản kể chuyện | 14/10/2024
Mọi người thường biết đến bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một danh sách ghi danh tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi. Nhưng ngoài phần văn bản chữ, ẩn sâu trong từng hoa văn họa tiết là những khắc họa về văn hóa thẩm mỹ của người xưa.
Đô thị thích ứng với thiên tai | Cuộc sống thành thị | 16/10/2024
Đô thị là nơi tập trung mật độ dân cư cao, nơi hạ tầng được xây dựng và phát triển đôi khi không kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Làm thế nào để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những tác động ngày càng lớn, tạo ra những rủi ro cho đô thị?
“Chợ số” chung cư | Phóng sự tài liệu | 12/08/2024
Nền tảng mua bán trực tuyến tại chung cư đã mở ra cơ hội để cư dân kết nối và giao lưu với nhau một cách dễ dàng và thú vị, đa dạng các độ tuổi. Nhờ chợ số online, các cư dân trở thành một phần của một cộng đồng gắn kết, hỗ trợ và cùng nhau xây dựng một môi trường sống đầy niềm vui và ý nghĩa.
Hành trình của giọt nước
Hành trình của giọt nước là hành trình khám phá cách con người ứng xử với dòng nước xung quanh mình cùng những nỗ lực để sống hài hòa với tự nhiên khi nhận ra sự hồi sinh sau những cơn mưa.
Kết nối ký ức | Phóng sự tài liệu | 30/04/2024
Đất nước thống nhất, nhưng ký ức về cuộc kháng chiến gian khổ, bi thương và hào hùng vẫn còn in sâu trong tâm trí của nhiều người.
Phong cảnh biến mất
Những ngôi làng ngoại thành Hà Nội yên bình với vườn cây, ruộng lúa... Những ngôi chùa cổ kính nằm bên những dòng sông, ngọn núi... Nhưng giờ đây, núi bị khai thác để làm xi măng, sông đang ô nhiễm… Những cảnh sắc đã từng hằn sâu trong tâm trí có đang dần biến mất?
Hồi sinh những phong cảnh đang dần biến mất
Cây cỏ hồi sinh khi mùa xuân đến, những bông hoa bung nở theo mùa, những dòng sông trong xanh, nhưng cũng có những đỉnh núi không thể hồi sinh, ngay cả khi mùa xuân trở lại.
Tháng giêng của mưu sinh
Tháng giêng thường được nhắc đến như khoảng thời gian vui chơi, hội hè, đình đám giữa những mùa vụ ở làng quê. Nhưng những năm gần đây, khi cánh đồng đã nhường chỗ cho dự án nhà ở, khu công nghiệp, cuộc sống của người nông dân chuyển sang một nhịp sống khác. Ở những ngôi làng ven đô, lễ hội tháng giêng vốn xuất phát từ đời sống, tập quán canh tác ở nông thôn cũng có nhiều biến đổi. Họ tranh thủ cấy trồng nông nghiệp, rồi nhanh chóng tham gia vào các hoạt động mưu sinh khác nơi thành phố.
Tết xa quê
Đó có thể là người trẻ với lựa chọn ở lại Hà Nội để có thêm thu nhập, trải nghiệm cảm giác đón Tết ở thủ đô, hay những người giúp việc, những người chăm sóc người bệnh, đã quyết định ở lại bởi một sự thân tình, yêu mến với gia đình mà họ đã gắn bó…
Tết xa quê
Đó có thể là người trẻ với lựa chọn ở lại Hà Nội để có thêm thu nhập, trải nghiệm cảm giác đón Tết ở thủ đô, hay những người giúp việc, những người chăm sóc người bệnh, đã quyết định ở lại bởi một sự thân tình, yêu mến với gia đình mà họ đã gắn bó…
Phía thành phố mùa đông
Thành phố mùa đông, phong cảnh bị che mờ bởi một làn sương phủ. Người ta bỗng nhận ra có một Hà Nội khác, chậm dãi và tĩnh lặng. Nhưng chính sau màn sương lạnh, chúng ta lại thấy một cuộc sống mưu sinh, những góc khuất khi thành phố vào đông. Đằng sau cái vẻ ồn ào của Hà Nội là những góc rất riêng, rất yên tĩnh của Hà Nội mà bình thường, vì quá vội vàng mà những vẻ đẹp ấy không được nhận ra.
Thành phố nhìn từ bên sông | Cuộc sống thành thị | 18/12/2023
Sông Hồng từng đóng vai trò quan trọng trong giao thương, buôn bán đường thủy. Những làng nghề, phố thị từng được hình thành dọc bờ sông. Nhưng rồi khi những phương tiện giao thông phong phú hơn, thuận lợi hơn thì dòng sông Hồng dường như bị lãng quên. Trong nhiều năm phát triển của một đô thị hiện đại, Hà Nội vẫn đang quay lưng về phía sông Hồng. Vùng ven sông Hồng, bãi giữa sông Hồng vẫn được coi như vùng rìa, một vùng đất bị lãng quên dành cho những người tứ xứ, sống tạm. Trong chiến lược phát triển của mình, Hà Nội đã được quy hoạch trở thành thành phố hai bên bờ sông, với dòng sông Hồng là trục chính cho kinh tế, văn hóa, du lịch, sinh thái… Có những lựa chọn nào cho một thành phố bên sông?
Chấm dứt bạo lực giới, xây dựng hạnh phúc gia đình
Bạo lực giới là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính. Nó bao gồm các hành động gây tác hại hoặc gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, gồm cả sự đe dọa thực hiện những hành vi này, sự cưỡng bức và tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau.
Những lằn roi sau tà áo mỏng| Cuộc sống thành thị| 25/11/2023
Những vụ việc bạo lực giới, bạo lực gia đình ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị, nơi đời sống cá nhân có xu hướng khép kín. Việc chia sẻ và tìm đến những sự hỗ trợ khi bị bạo lực dù đã được cải thiện nhưng cái nhìn về bạo lực gia đình, bạo lực giới còn có nhiều định kiến. Những ý tưởng và giải pháp hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới, bạo lực gia đình liên tiếp được đưa ra, cả trực tiếp và trực tuyến. Ở đó những yêu thương, sự tử tế cũng được bộc lộ khi nhiều cuộc đời đã được “giải cứu” khỏi tình trạng bị bạo lực.
Làng trong phố
Mối quan hệ giữa “phố” và “làng”, “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành, hòa quyện với nhau, đan xen nhau trong kiến trúc, lối sống, hành vi ứng xử của người Hà Nội. Phố vẫn thấp thoáng mái chùa, vẫn hội hè, đình đám. “Tâm thức làng” ẩn hiện trong từng con phố, trong mỗi gia đình.
Hồi sinh những dòng sông ô nhiễm| Cuộc sống thành thị| 27/10/2023
Hà Nội - thành phố trong sông và bên những dòng sông, với sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái và đời sống. Ở nơi từng dòng nước, bóng cây cũng gợi ra phong cảnh bốn mùa, lưu thông dòng chảy; nhưng giờ đây, nhiều dòng sông chỉ còn một màu đen đục quanh năm không thay đổi. Những dòng sông trong lòng thành phố đang bị ô nhiễm không thể phục hồi, nếu không có những giải pháp quyết liệt.