Tác phẩm ‘Đảo chìm’ - Trần Đăng Khoa (Phần cuối)

Những câu chuyện ghi chép trong ‘Đảo chìm’ là những chuyện mà tác giả mắt thấy, tai nghe, những chuyện rất đời thường nhưng thực sự cuốn hút với độc giả bởi tính thời sự, bởi sức hấp dẫn của một ngòi bút đầy ma lực, bởi cách nhìn, cách cảm đầy nhân văn của tác giả, bởi những tâm tư nặng trĩu trong từng trang viết. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời quý thính giả theo dõi phần cuối của tác phẩm ‘Đảo chìm’ của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua giọng đọc Kim Yến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 1898, cậu bé Nguyễn Sinh Cung bắt đầu được học chữ Hán thông qua những lớp dạy học của cha ở Huế, khám phá bao điều hay của chữ nghĩa. Song cũng chính trong khoảng thời gian này, gia đình có thêm một thành viên mới nên cậu bé Côn phải phụ mẹ chăm em. Những khó khăn vất vả tại kinh thành Huế đã mang đến nhiều trải nghiệm cùng sự chiêm nghiệm quý giá cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung như thế nào?

Chuyến đi theo cha mẹ vào kinh thành Huế chính là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của Bác. Sự học của cậu bé Côn bắt đầu được ảnh hưởng rõ hơn từ cha mẹ. Chữ là mắt, người không có chữ coi như người mù ở thế gian. Trí thông minh, sự nhạy bén và ham học hỏi hơn người của cậu bé Côn được nhà văn Sơn Tùng khắc họa rõ nét qua từng câu hỏi, lời nói, thái độ diễn ra trong đời sống bình thường.

Trong tác phẩm ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng, tác giả sử dụng theo tiếng địa phương nên cậu bé Nguyễn Sinh Cung hồi nhỏ vẫn được mọi người quen gọi là cậu bé Côn. Như một lẽ đương nhiên, cậu bé Nguyễn Sinh Côn càng lớn càng thông minh, sáng dạ. Cậu có những suy nghĩ, lời nói không giống như những đứa trẻ khác. Không ít người bạn của cụ nho Sắc đã phải trầm trồ khen ngợi.

Trong phần ba của cuốn tiểu thuyết sẽ kể lại về xuất thân dòng dõi và những năm tháng tuổi thơ mồ côi cha mẹ được gia đình thầy dạy Hoàng Xuân Đường nuôi dưỡng của cậu bé Nguyễn Sinh Sắc, cha của Bác Hồ.

Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết kể về tang lễ của thầy đồ Hoàng Xuân Đường, là ông ngoại của Bác Hồ cũng là thầy dạy, người nuôi dưỡng ông Nguyễn Sinh Sắc – người cha yêu quý của Bác. Những trang tiểu thuyết cũng cho biết thêm về gia thế của bà Hoàng Thị Loan và thầy đồ Nguyễn Sinh Sắc – những bậc thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng kể về tuổi thơ và thời niên thiếu của Bác Hồ. Trong phần 1 của cuốn tiểu thuyết, mời quý vị trở về làng quê xứ Nghệ những năm cuối thế kỷ 19, thời điểm cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời.