Tái bản tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

70 bản đặc biệt đã được tái bản tượng trưng cho cột mốc kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Sông Thami trong xanh” là tiểu thuyết viết về sự biến động xã hội và con người Mông Cổ trong thế kỷ XX. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của các nhân vật sống dọc theo dòng sông Thami, nơi họ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong xã hội khi đất nước chuyển mình từ chế độ phong kiến sang xã hội chủ nghĩa.

Thông qua tác phẩm này, nhà văn nổi tiếng Lodoidamba đã khắc họa được bức tranh sinh động về đời sống của người dân Mông Cổ, đồng thời nhấn mạnh đến sự kiên cường và lòng dũng cảm của con người trước sự thay đổi xã hội.

Bà Đoàn Thị Hương, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ cho biết: "Tác phẩm này đã hai lần được tặng giải thưởng cao quý nhất của Mông Cổ, đó là Giải thưởng Nhà nước dành cho các tác phẩm văn hoá, chính trị của đất nước Mông Cổ. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tôi rất may mắn khi được đọc tác phẩm trước đó và năm 2017 tôi được nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ. Khi nhận nhiệm vụ ở đây, điều mong muốn đầu tiên của tôi là được đến thăm dòng sông Thami này. Đó là một dòng sông rất cuốn hút vì nó vô cùng đẹp và cái đẹp hơn là xung quanh dòng sông này cũng như tình cảm của người dân xung quanh dòng sông này rất hiền, rất yêu quý đất nước Việt Nam".

Theo Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam, ông Jigjee Sereejav cho biết: "Tác phẩm này miêu tả tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người Mông Cổ. Thông qua tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh', chúng tôi muốn giới thiệu cho độc giả Việt Nam hiểu hơn về suy nghĩ, văn hoá của người Mông Cổ, cách mà chúng tôi bảo tồn những di sản, những nét văn hoá. Mỗi cuốn sách sẽ là một cây cầu để chúng ta hiểu nhau hơn. Đặc biệt khi nó lại được giới thiệu đúng dịp kỷ niệm 70 năm hai nước chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao".

Sáng kiến tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Mông Cổ không chỉ là việc khôi phục một tác phẩm văn học kinh điển mà còn mong muốn thông qua văn học giúp người dân hai nước hiểu nhau hơn.

Việt Nam - Mông Cổ chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện cuối tháng 9 vừa qua trong chuyến thăm Mông Cổ của Tổng Bí thư Tô Lâm, mở ra một giai đoạn hợp tác phát triển mới sâu sắc và toàn diện hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.