Tài chính toàn cầu 2023 và những kỷ lục tăng lãi suất

Năm 2023 thế giới đã chứng kiến những đợt tăng lãi xuất liên tục trải dài từ tháng 3 đến tháng 9, trong đó Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed đã có 11 đợt tăng lãi suất, khối sử dụng đồng tiền chung Châu âu - ECB với 10 đợt tăng lãi suất. Nguyên nhân chính được xác định là do Lạm phát tăng cao bắt nguồn từ sự thiếu hụt nguồn cung và sự đứt gãy chuỗi cung ứng do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukriane và những bất ổn chính trị toàn cầu.

Chiến dịch nâng lãi suất của Fed bắt đầu vào tháng 3 năm 2023, đến nay đã có 11 đợt nâng, với tổng mức tăng 5,25%, đưa lãi suất quỹ liên bang lên mức 5,25-5,5%, cao nhất trong 22 năm.

Ông Jerome Powell, Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ: "Lập trường của chúng tôi về chính sách tiền tệ đang gây áp lực giảm xuống hoạt động kinh tế và lạm phát. Mặc dù chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách của chúng tôi có thể đạt hoặc gần mức cao nhất cho chu kỳ thắt chặt này. Tiến trình giảm lãi suất liên tục hướng tới mục tiêu đưa lạm phát về mức 2%".

Tài chính thế giới 2023 - năm của tăng lãi suất

Trong cuộc họp vào tháng 9 Fed đã phát tín hiệu chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất mở ra cảnh cửa giảm lãi xuất trong năm 2024, điều này đã ảnh hưởng tích cực đối với thị trường chứng khoán Mỹ.

Cả ba thước đo chứng khoán Mỹ gồm Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều có tuần tăng thứ 8 liên tiếp, chuỗi tuần tăng dài nhất của S&P 500 kể từ năm 2017 và dài nhất của Dow Jones kể từ năm 2019.

Trong năm qua, ngân hàng trung ương Châu âu ECB đã 10 lần tăng lãi xuất, đưa lãi suất cơ bản  đồng euro lên 4%, mức cao nhất trong 23 năm, phá vỡ kỷ lục cũ thiết lập vào năm 2001 - thời điểm ECB phải tăng mạnh lãi suất để bảo vệ tỷ giá đồng euro khi đồng tiền chung này mới được đưa vào sử dụng.

Việc Mỹ và Châu âu đưa lãi xuất lên mức cao kỷ lục trong năm qua đã cho thấy một năm đầy khó khăn của kinh tế toàn cầu

Thậm chí các nhà hoạch định chính sách của ECB chưa thể khẳng định chắn chắn rằng mức lãi suất này đã là mức đỉnh.

Bà Christine Lagarde - Chủ tịch ngân hàng trung ương Châu âu ECB "Hội đồng quản trị quyết định giữ nguyên mức lãi suất chính của ECB. Mặc dù lạm phát đã giảm trong những tháng gần đây nhưng có khả năng nó có thể tăng trở lại trong thời gian tới. Theo dự báo mới nhất của ECB, lạm phát dự kiến sẽ giảm dần trong năm tới trước khi đạt mục tiêu 2% của chúng tôi vào năm 2025.”

Việc Mỹ và Châu âu đưa lãi xuất lên mức cao kỷ lục trong năm qua đã cho thấy một năm đầy khó khăn của kinh tế toàn cầu.

Mặc dù chưa có các những số liệu cụ thể, nhưng một bầu không khí lo ngại đang bao trùm trước những tác động tiêu cực của tình hình chiến sự tại Trung Đông ảnh hưởng đến giá dầu và rộng hơn là kinh tế thế giới.

IMF có đưa ra một công thức là giá dầu thế giới cứ tăng 10% thì lạm phát toàn cầu sẽ tăng 0,4% điểm phần trăm, trong khi GDP toàn cầu sẽ giảm 0,15 điểm phần trăm.

Việc đảm bảo lượng dầu dự trữ trên thị trường toàn cầu là một yếu tố quan trọng để tránh một cú sốc cho kinh tế thế giới, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương vẫn đang phải đương đầu với bài toán lạm phát cao, dẫn đến những đợt tăng lãi suất liên tiếp lên mức cao kỷ lục, kéo dài trong nhiều tháng qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp sáng nay (20/5), trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Dự kiến trong tuần này, nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức hai phiên đấu thầu vàng vào ngày 21/5 và 23/5.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này đang là một cản trở đối với du lịch nội địa khi người dân có xu hướng tìm đến các điểm du lịch quốc tế thay vì đi du lịch trong nước.

Tại phiên khai mạc Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.