Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quy hoạch chung Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quy hoạch chung Thủ đô
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng. Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Theo dự thảo Quy hoạch đến năm 2030, thủ đô Hà Nội là thành phố "văn hiến - văn minh - hiện đại", nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới. Hà Nội còn là trung tâm kinh tế tài chính lớn, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ. Đây sẽ là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Theo quy hoạch, đến năm 2030 Hà Nội có quy mô dân số khoảng 10,5 triệu người; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5-9,5%/ năm; Thu nhập bình quân đầu người khoảng 13,5-14 nghìn USD. Kinh tế số chiếm 40%. Diện tích đất cây xanh bình quân 10-12 m2/người. Tỷ lệ đô thị hóa từ 65-70%.
Quy hoạch xác định cấu trúc không gian phát triển bao gồm: 5 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 trục động lực; 5 vùng kinh tế, xã hội; 5 vùng đô thị. Cùng với TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, đóng vai trò trọng yếu trong tam giác động lực của vùng đồng bằng sông Hồng và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc.
Quy hoạch cũng nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô. Xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Hà Nội cần xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng… xây dựng tiêu chí cụ thể về văn hóa, dịch vụ, hạ tầng, quy tắc ứng xử công cộng, môi trường… để thực hiện được các mục tiêu đề ra. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn, Quy hoạch tái hiện được một Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn với những con sông, nhất là sông Hồng và cảnh buôn bán tấp nập. Từ đó đặt ra yêu cầu cải tạo, chỉnh trang và trả lại cho các con sông những chức năng trước đây đã có như không gian mặt nước, thoát nước, thoát lũ, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, vui chơi, giải trí. Thủ đô Hà Nội cần là một bộ phận của quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, điểm khởi nguồn, kết nối, trải nghiệm và lan tỏa không gian văn hóa sông Hồng, cùng với các địa phương trong vùng như một câu chuyện về dòng chảy văn hóa, lịch sử, di sản, bản sắc, tư liệu…
Quy hoạch Thủ đô hoàn thành sẽ là công cụ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cấp chính quyền TP Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển. Với sự chỉ đạo linh hoạt của Thành phố, sự tập trung vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị và sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng, xã hội, có thể tin tưởng rằng Hà Nội sẽ hoàn thành được bản quy hoạch đặc biệt quan trọng này với chất lượng cao nhất. Từ đó, xây dựng Thủ đô - thành phố anh hùng, hòa bình, sáng tạo, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.
Giải phóng mặt bằng dự án đường trục phía Nam Hà Nội
Dự án đường trục phía nam có ý nghĩa quan trọng, kết nối khu vực trung tâm nội thành với các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Phú Xuyên (Hà Nội) và tỉnh Hà Nam… Dù đã thi công gần xong từ năm 2018 nhưng đến nay, dự án vẫn có vị trí dở dang do chưa giải phóng xong mặt bằng. Nếu không gỡ được "nút thắt" đoạn qua địa phận huyện Phú Xuyên, dự án khó cán đích vào năm 2025 như kế hoạch.
Dự án đường trục phía Nam Hà Nội dài 41,5km, do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 là doanh nghiệp dự án. Được khởi công từ năm 2008, dự kiến hoàn thành vào năm 2014, nhưng đến nay, dự án đã chậm tiến độ 10 năm. Điều này thực sự là điểm nghẽn về hạ tầng khiến các địa phương khó thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quyết tâm không để tồn đọng các dự án, thực hiện chỉ đạo của thành phố, từ đầu năm 2024 các địa phương, sở, ngành liên quan đã vào cuộc quyết liệt, giải tỏa vi phạm, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Nhờ đó tiến độ dự án này đã có chuyển biến tích cực.
Đoạn đường trục phía Nam qua địa phận huyện Phú Xuyên dài 8,83km có ý nghĩa quyết định tới việc thông toàn tuyến. Hiện tại, ở điểm đầu và điểm cuối của Dự án (đoạn bắc qua sông Nhuệ thuộc địa phận xã Châu Can và xã Hồng Minh) đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, do các hộ dân chây ì, không chịu bàn giao mặt bằng. Sau ba lần tuyên truyền vận động các hộ dân tự tháo dỡ không thành, tuần qua UBND huyện Phú xuyên đã quyết định buộc cưỡng chế vi phạm của một hộ gia đình ở xã Châu Can. Theo kế hoạch, trong tuần này huyện Phú Xuyên sẽ buộc cưỡng chế giải tỏa đối với các hộ dân của xã Hồng Minh để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Nút thắt khó khăn nhất của dự án về giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ. Đây là cơ sở quan trọng để dự án được đẩy nhanh tiến độ, cán đích vào năm 2025, đáp ứng mong mỏi của người dân trong nhiều năm qua. Dự án đường trục phía nam kết nối khu vực trung tâm nội thành Hà Nội với các huyện ngoại thành và tỉnh Hà Nam. Khi tuyến đường trục hoàn thiện sẽ giúp giảm tải cho nhiều tuyến khác, giúp kết nối giao thông thuận lợi đi Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh, thành phía nam.
Trình diễn Drone light tại lễ khai hội chùa Thầy 2024
Màn trình diễn ánh sáng của 200 máy bay không người lái (Drone) với nhiều hình ảnh đặc sắc sẽ diễn ra 19 giờ 30, ngày 12/4, tại lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024.
Tại chương trình, nhân dân Quốc Oai và du khách còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật “Quốc Oai - Khơi dòng di sản” với nhiều tiết mục nghệ thuật đắc sắc như: hát tuồng, hát chèo, biểu diễn cồng chiêng, múa rối…
Trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Thầy, người dân và du khách còn được thưởng thức các nghi lễ truyền thống đặc sắc như: lễ tế khai hội, lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị, lễ cúng yên vị khai hội và rước lễ của các thôn trong xã Sài Sơn lên chùa Cả… Tại khu vực chùa Thầy, Ban tổ chức bố trí 150 gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản phẩm làng nghề, OCOP để khách thập phương đến tham quan, mua hàng.
Trải qua 7 lần trùng tu lớn, đến nay chùa Thầy vẫn giữ được không gian cổ kính và kiến trúc độc đáo ở Xứ Đoài. Khi đặt chân tới chùa Thầy - nơi lưu dấu tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, nơi Bác Hồ nhiều lần đến thăm và làm việc, địa chỉ đỏ của cách mạng… du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của các công trình cổ kính trong di tích.
Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai năm 2024 tại khu du lịch Chùa Thầy là một chuỗi sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của huyện Quốc Oai (diễn ra từ 12-16/4).
Các hoạt động được tổ chức dịp này sẽ góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của huyện Quốc Oai. Đồng thời, từng bước khai thác tiềm năng và giá trị văn hóa nghệ thuật của quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy theo hướng phát triển du lịch văn hóa lịch sử; tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch huyện Quốc Oai là điểm đến “An toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”./.
- Hà Nội bổ sung hơn 2.600 biên chế viên chức giáo dục | Hà Nội tin mỗi chiều
- 725 hộ nghèo tại Hà Nội sẽ được nhận nhà đại đoàn kết | Hà Nội tin mỗi chiều
- Một gia đình hiến hơn 1000 đơn vị máu | Hà Nội tin mỗi chiều
- Dự án khôi phục sông Tích hoàn thành vào cuối năm 2024 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội thay mới rào chắn đường dành riêng cho xe đạp | Hà Nội tin mỗi chiều
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
Nếu một ngày, tắc đường không còn nữa, thay vào đó là những dòng xe di chuyển êm đềm, nhịp nhàng, không có khói bụi ô nhiễm thì quả là “đáng mơ ước”.
Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?
Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?
0