Tái hiện lễ 'Tống cựu nghênh tân' tại Hoàng thành Thăng Long

Tết Nguyên đán là một trong những lễ tiết có nhiều phong tục độc đáo và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa của người Việt trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, tại mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, văn hóa tết Nguyên đán lại càng phong phú và đặc sắc, nơi đây là sự hội tụ và giao thoa giữa nền văn hóa cung đình và văn hóa dân gian truyền thống. Với mong muốn du khách ngày càng được trải nghiệm và khám phá các nghi lễ trong Cung đình xưa, Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long sáng nay đã phục dựng lễ 'Tống cựu nghênh tân' trong Hoàng Cung thời Lê. Lễ hội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự.

Nghi lễ Tiễn Táo quân cũng đã trở thành hoạt động truyền thống thường niên của Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. Các đoàn rước trang phục khăn đóng áo the, chỉnh tề, sang trọng. Sau lễ dâng hương, lễ Tế là lễ Thả cá chép, diễn ra ngay tại Hồ ngự của các triều vua xưa kia, nay là Khu khảo cổ học 18 đường Hoàng Diệu.

Các đoàn rước trang phục khăn đóng áo the, chỉnh tề, sang trọng

Trước đây, dưới thời các triều Lý, Trần, Lê, tại đồng bằng Bắc bộ thì tục dựng "Cây Nêu", hay còn gọi là lễ "Thượng Tiêu", tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu. Tại Cấm Thành Thăng Long, cây Nêu được dựng trước cổng Đoan Môn. Nhà vua làm chủ lễ. Trước khi dựng Nêu, phải lập đàn tế Trời - Đất, sau phần Lục cúng, Ngũ bái dâng lễ vật, mới tiến hành động thổ dựng Nêu.  Và trên cây Nêu, dù trong Triều đình hay dân chúng, đều treo cao các bùa sắc ngải, các khánh bằng đất nung với hàm ý dân gian là trừ tà, ma, quỷ đến quấy nhiễu trong những ngày Tam vị Táo quân đi vắng.

Tại Cấm Thành Thăng Long, cây Nêu được dựng trước cổng Đoan Môn

"Tống cựu nghênh tân" có nghĩa là tiễn cái cũ và đón cái mới. Nghi lễ "Tống cựu nghinh Xuân" được nhiều triều vua tổ chức trong Hoàng thành Thăng Long mỗi dịp Tết đến, xuân về. Các nghi lễ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp cho đến hết mồng 7 tháng Giêng, bao gồm lần lượt các tục lệ cổ như: Lễ ban sóc, phất thức; lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Cũng theo tục lệ, chỉ khi nghi lễ trong Hoàng cung kết thúc, dân chúng mới tiến hành nghi lễ này tại tư gia.

"Tống cựu nghênh tân" có nghĩa là tiễn cái cũ và đón cái mới

Điểm nhấn đặc biệt của năm nay là lần đầu tiên một nghi lễ tết cung đình được tái hiện dưới hình thức phim trình chiếu 3D.  Bộ phim "Lễ Chính đán thời Lê" mang đến cho du khách một trải nghiệm 360 độ trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.