Tái hiện lịch sử trong ngày hội lớn của Thủ đô

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, từ 7 giờ đến 10 giờ sáng nay (6/10), thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.

Với hàng nghìn người tham dự, công tác chuẩn bị cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” đã hoàn tất, chương trình sẽ diễn ra với nguyên tắc tổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được chia làm ba phần chính: Phần I - Ký ức Hà Nội; Phần II - Dòng chảy di sản; Phần III - Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo. Người dân vô cùng ấn tượng với màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Khoảnh khắc hào hùng này sẽ được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Sân khấu chính được dàn dựng công phu tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như: Cửa ô Hà Nội, Cổng Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), Cầu Long Biên và Cột cờ Hà Nội. Qua đó, chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân chia sẻ rất ấn tượng với các câu chuyện trong ngày Giải phóng Thủ đô. Cô cảm thấy bản thân may mắn khi được là một người con Hà Nội, là một người dân Việt Nam.

Chị Lê Quỳnh Nga, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm bày tỏ: "Ngày hội có sự đầu tư rất lớn và sự tham gia đồng lòng, nhiệt huyết, tôi hi vọng bạn bè 5 châu sẽ thêm hiểu, yêu Hà Nội."

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ hôm nay (6/10).

Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã tham gia vào các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô. Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, đều được trình diễn tại chương trình, mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Là một trong những người đại diện cho di tích cấp quốc gia Văn Miếu Quốc Tử Giám, anh Nguyễn Văn Phương, giảng viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, đoàn tham gia ngày hội văn hoá gồm 82 nho sinh, đại diện cho 82 bia tiến sĩ, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Ngày hội sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ hôm nay (6/10) tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 và các nền tảng số của Đài Hà Nội, mời quý vị khán giả chú ý đón xem.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên tiếp trong những ngày đầu thực hiện cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Ất Tỵ, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố 2 vụ án buôn bán pháo nổ, 1 vụ sản xuất pháo hoa nổ, thu giữ 33kg pháo nổ, pháo hoa nổ.

Vào khoảng 18 giờ ngày 29/12, một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực xưởng gỗ thuộc đường Thanh Niên (xã Liên Hà, huyện Đan Phượng). Ngọn lửa lan nhanh khiến 10 xưởng gỗ bị cháy.

Một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Maruyama Painting Industry ở Tonoshima, thành phố Kadoma, tỉnh Osaka vào khoảng 16h ngày 28/12 (giờ địa phương) làm ba lao động bị bỏng nặng, trong đó có hai thực tập sinh Việt Nam.

Theo Thông tư 168/2024/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 100, ngoài việc tăng mức phạt nhằm lập lại kỷ cương, trật tự khi tham gia giao thông thì trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát giao thông sẽ ưu tiên dùng thiết bị giám sát, camera để xử lý vi phạm.

Một ứng dụng quản lý phạt nguội do Bộ Công an quản lý vận hành đã được ra đời. Thông qua ứng dụng này, chủ phương tiện sẽ dễ dàng kiểm tra xem phương tiện của mình có bị phạt nguội hay không thay vì được nhận văn bản về địa chỉ đăng ký của chủ xe như hiện nay.

Trước diễn biến phức tạp về giao thông trật tự dịp trước Tết Nguyên đán, các lực lượng chức năng Công an huyện Chương Mỹ đã ra quân cao điểm, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn giao thông cũng như đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm trên đường phố.