Tái hiện nhiều nghi lễ Tết cổ truyền tại Hà Nội

Thủ đô nghìn năm văn hiến được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật, từ những con phố cổ kính đến công trình kiến trúc hiện đại, và đặc biệt là những nghi lễ truyền thống.

Từ nay đến hết Tết Nguyên đán, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm về Tết truyền thống với mong muốn thu hút sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

Hơn 100 người trong trang phục chủ đạo là áo dài ngũ thân và một số cổ phục Việt đi qua một số tuyến phố cổ đã gây chú ý và thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.

Đoàn người trong trang phục áo dài đi qua các tuyến phố

Đoàn rước dừng chân tại đình Kim Ngân và tiếp tục tái hiện chân thực những nghi lễ như: Cáo Yết thành Hoàng để cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, cúng Tổ nghề,...

Hấp dẫn và cảm xúc nhất là nghi lễ dựng cây nêu ngay tại sân Đình.

Tất cả đều là những nghi thức đón Tết truyền thống đã bị mai một, chỉ còn được biết đến qua sách vở hay qua lời kể của thế hệ trước.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga – phố Trung Văn, Hà Nội chia sẻ: "Tuy là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng đây là lần đầu tiên mình được chứng kiến rất nhiều những hoạt động văn hóa trong một ngày lễ Tết như thế này. Đặc biệt là lần đầu tiên mình thấy dựng một cây nêu, mà một cây nêu vừa lớn lại vừa to như thế."

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết: "Những hoạt động này chủ yếu chúng tôi hướng tới cộng đồng, giới thiệu tới cộng đồng những nét đẹp, nét văn hóa, qua trang phục của người Hà Nội xưa cũng như giao lưu các vùng miền, để từ đó cộng đồng cùng chung tay bảo vệ những giá trị di sản."

Nỗ lực khôi phục Tết xưa không chỉ là cách để hoài niệm, mà còn là cách để giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị truyền thống tốt đẹp luôn trường tồn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.