Tái hiện Tết cung đình xưa qua phim 3D
Bộ phim 3D phục dựng Lễ Chính đán được Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cùng các nhà khoa học dày công nghiên cứu thực hiện. Trung tâm cũng ra mắt phòng chiếu phim 360 độ, để khách tham quan sẽ có những cảm nhận độc đáo với hiệu ứng đặc biệt.
Các nghi lễ tết cung đình vừa trang trọng, tôn nghiêm, biểu thị quyền uy tối cao của bậc Thiên tử. Vào thời Lê Trung Hưng, chỉ riêng tết Nguyên đán đã có đến 13 nghi lễ khác nhau như: lễ cúng táo quân, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu (rước trâu đất), lễ phất thức, lễ tế tổ tiên, lễ Chính đán, lễ khai ấn... Chuỗi nghi lễ Tết cung đình nối tiếp nhau từ cuối tháng Chạp năm cũ đến mùng 7 tháng Giêng năm mới. Trong số đó, lễ Chính đán là nghi lễ quan trọng nhất.
Lễ Chính đán được tổ chức vào sáng sớm ngày mồng Một tết với nghi thức Đại triều trang trọng, tôn nghiêm, diễn ra tại sân điện Kính Thiên. Lễ Chính đán là một nghi lễ triều hội, là dịp nhà vua, hoàng tộc và trăm quan gặp gỡ nhau ngày đầu năm mới, cùng chúc tụng cho nhà vua trường thọ, nhân dân ấm no yên vui, xã tắc vững bền, cường thịnh.
Trong lễ Chính đán, 12 xứ trong cả nước dâng biểu chúc mừng nhà Vua. Nhân dịp này nhà Vua cũng ban yến, ban tiền thưởng xuân cho văn võ bá quan.
Việc ban yến, ban tiền là một phong tục có từ thời Lý - Trần, thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu đất nước đối với thần dân của mình.
Bộ phim mang đến cho du khách một trải nghiệm 360 độ trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng, nhịp điệu câu chuyện… đưa khán giả hoà mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa, với các nghi thức rất đặc biệt.
Từ khi được ghi danh Di sản văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay, Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể của Hoàng cung. Trong đó, văn hóa phi vật thể cung đình được xem là cơ sở để làm sống lại và tỏa sáng di sản.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0