Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận? | Hà Nội tin mỗi chiều

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ cát chính là biện pháp hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố. Việc này cũng góp phần hạn chế khai thác cát lòng sông trái phép, gây ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự xã hội.

Hà Nội vừa tổ chức đấu giá quyền khai thác ba mỏ cát, thu được gần 1700 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Sự việc tưởng chừng như một tín hiệu mừng, nhưng 1.700 tỷ đồng và mức đấu giá cao gấp 200 lần giá khởi điểm lại là những con số đáng suy ngẫm.

Ngày 12/11, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo Hà Nội rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, làm hồ sơ và tổ chức đấu giá cấp quyền khai thác ba mỏ cát, tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2023.

Theo tính toán, với mức giá bỏ thầu hai mỏ cát đầu tiên, các doanh nghiệp khai thác cát này chỉ có một cách duy nhất để có lãi là sau một đêm, giá cát trên thị trường vì một lý do nào đấy bị đẩy từ 150.000 đồng/m3 như hiện nay lên khoảng 12 triệu đồng/m3 thì mới có lãi, do trữ lượng quá ít. Riêng với mỏ cát Tây Đằng, do trữ lượng lớn hơn nên chỉ cần thị trường “đẩy” giá lên 300.000 đồng/m3 mua tại mỏ, gấp đôi giá thị trường hiện nay thì doanh nghiệp may ra có lãi.

Theo UBND TP Hà Nội, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ cát nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc này cũng góp phần hạn chế khai thác cát lòng sông trái phép, gây ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, không hẳn là tài nguyên đưa ra đấu giá cho kết quả cao, Nhà nước thu được nhiều tiền đã là tốt. Theo nhận định của nhiều người, dù có phép hay không phép thì việc này vẫn gây ô nhiễm môi trường; do đó, vấn đề quan trọng chính là phải quản lý tốt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.