Tại sao buôn lậu vàng diễn biến phức tạp?

Trước tình hình biến động rất nhanh và mạnh tại thị trường vàng trong nước và thế giới, buôn lậu vàng cũng theo đó mà gia tăng. Các đối tượng tìm mọi cách tuồn vàng vào Việt Nam mà một trong những cách nhanh nhất là qua đường du lịch hàng không.

Thời gian gần đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài - Cục Hải quan Hà Nội đã liên tiếp phát hiện và ngăn chặn thành công nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ nước ngoài tuồn vào Việt Nam. Đáng chú ý, hai tuần gần đây đã phát hiện ba vụ vận chuyển vàng trái phép, tổng giá trị lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Ngày 18/10, thực hiện việc kiểm soát, soi chiếu hành lý và rà soát bằng máy quét kim loại trên người hành khách nhập cảnh, cán bộ Hải quan của Đội Thủ tục hành lý nhập – Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài phát hiện một trường hợp giấu 7kg vàng.

Trước đó không lâu, ngày 4/10, liên tiếp hai vụ giấu vàng trong người bị Hải quan sân bay Nội bài phát hiện. 13kg vàng lậu, nếu tuồn vào thị trường vàng trong nước thành công, sẽ có tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng.

Tại Việt Nam, thị trường vàng thường phản ứng chậm hơn, dẫn đến chênh lệch với giá vàng thế giới, giữa giá vàng miếng SJC với vàng nguyên liệu và chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra. Bên cạnh đó, vàng là hàng hóa không truy nguyên được nguồn gốc, chỉ xác định đặc tính hóa lý theo hàm lượng tỷ trọng vàng. Nếu tuồn thành công vàng vào Việt Nam, các đối tượng chỉ cần nung chảy là cơ quan chức năng rất khó có cơ sở xác định vàng có nguồn gốc nước ngoài. Chính vì vậy, việc ngăn chặn vàng ngay từ cửa khẩu là yếu tố then chốt để ngăn chặn vàng bất hợp pháp.

Ông Phùng Quang Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài, cho biết: "Trong thời gian vừa qua, giá trị vàng trên thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, dẫn tới nguy cơ buôn lậu vàng qua biên giới. Chi cục đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp như thường xuyên theo dõi biến động, sàng lọc rủi ro từ các tuyến đường, đối tượng... tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng chống buôn lậu chủ động trong công việc".

Thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục bám sát tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ buôn lậu vàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 25/10, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục xét hỏi các bị cáo và đại diện 32 bị hại trong vụ cháy quán karaoke An Phú về yêu cầu và trách nhiệm bồi thường. Trong khi 5 bị cáo đề nghị tòa xem xét theo quy định của pháp luật thì bị cáo Phạm Thị Hồng (sinh năm 1983) bất ngờ bật khóc, liên tục nói mình bị oan ức trong vụ án này.

Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1984 về việc thành lập Trung đoàn và Tiểu đoàn cảnh sát cơ động (CSCĐ) dự bị chiến đấu, nhiều địa phương trên cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ, đạt đủ chỉ tiêu đặt ra.

Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã vào cuộc phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức khám nghiệm, làm rõ nguyên nhân cháy chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) xảy ra vào sáng 23/10.

Liên tiếp nhiều đường dây trộm cắp xe máy và tiêu thụ xe do trộm cắp mà có được bóc gỡ. Đây không chỉ là chiến công của lực lượng công an mà còn là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng đang hành nghề phạm pháp, sớm quay đầu để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Thời gian qua, các tổ công tác 141 thường xuyên túc trực, tuần tra trên mọi con đường, đồng thời thực hiện cắm chốt theo ca để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành chính, kiểm tra các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

Công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra làm rõ vụ án giết người, phi tang xác xuống đèo Bảo Lộc. Đối tượng được xác định là Trần Nguyễn Thu Trang (39 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Nạn nhân trong vụ án là một cán bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh.