Tại sao chậm xử lý vụ bà Nguyễn Phương Hằng livestream?

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định “thể chế là số 1”, tuy nhiên cũng có một số vấn đề thể chế đi sau, như xử lý vụ livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, thời điểm đó chưa có quy định rõ ràng.

Bổ sung quy định xử lý hình thức livestream

Tại phiên chất vấn ngày 4/11, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cho biết, cử tri đánh giá rất cao Bộ Thông tin và truyền thông đã tập trung cho phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số… Nhưng đồng thời cử tri cũng cho rằng, chính vì thế mà Bộ chưa quan tâm tập trung cho công tác quản lý nhà nước về mạng xã hội, khi các vụ việc xảy ra mới thanh tra, kiểm tra, dẫn đến báo hóa mạng xã hội… gây lúng túng, chậm xử lý những vi phạm như trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng khi thường xuyên đưa tin, không kiểm chứng, có lời lẽ xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân.

Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai)

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ Thông tin và truyền thông lúc nào cũng coi thể chế là số 1. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề thể chế đi sau, như xử lý vụ livestream của bà Nguyễn Phương Hằng. Thời điểm đó chưa có quy định pháp luật quản lý hành vi livestream. Sau khi rà soát, cơ quan chức năng đã hai lần xử phạt hành chính và hiện đã xử lý hình sự.

Bộ trưởng cho biết, đã sửa đổi Nghị định 72 và đã trình Thủ tướng, có thể ban hành cuối năm nay. Trong đó, bổ sung quy định xử lý hình thức livestream trên mạng, như chỉ những người đích danh trên môi trường số mới được livetream, phải cung cấp thông tin thời gian, nếu bán hàng thì phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Chỉ sau 5- 10 phút, thông tin độc hại đã lan rất rộng

Tranh luận với Bộ trưởng về thông tin xấu độc, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nhắc lại quan điểm thông tin xấu độc ngoài đời thế nào thì trên mạng như vậy. Tuy nhiên, theo ông, ngoài đời quản lý theo lãnh thổ còn trên mạng là nền tảng đa quốc gia. Nếu chỉ dùng biện pháp ngăn chặn, xử lý tài khoản vi phạm thì chẳng khác gì như khi phòng chống dịch COVID-19, chỉ cách ly, phong tỏa, đeo khẩu trang...

Đại biểu cho rằng, giải pháp căn cơ nhất là cần nâng cao sức đề kháng thông qua vắc xin. Làm sao để người dân không nghe, không đọc thông tin xấu độc. Theo ông, các tờ báo cần được khuyến khích đi thẳng vào vấn đề nóng với thái độ, trách nhiệm không né tránh.

"Bộ trưởng nói sau 3 tiếng có thể gỡ bỏ thông tin độc hại, nhưng chỉ cần sau 5- 10 phút, thông tin độc hại đã lan rất rộng rồi. Quan trọng nhất là phải không uống thuốc độc ngay từ đầu. Nếu độc hại đã ngấm vào mới uống giải độc thì mãi mãi chúng ta sẽ chạy theo, rất vất vả", ông Nghĩa ví von.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đồng tình với đại biểu, không chỉ riêng tin xấu độc mà tất cả các thứ đều cần "sức đề kháng".

 

Bộ đã đề xuất Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đưa thêm nội dung về kỹ năng sống vào đào tạo công nghệ thông tin từ lớp 3, nhằm tăng “đề kháng” cho các em. "Không gian mạng là của chúng ta, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm làm không gian mạng trong sạch và cần sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan", Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

Hiện Bộ Thông tin và truyền thông đang vận hành hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong đó có giám sát an ninh thông tin, trong đó có thông tin xấu độc, thông tin sai thì sẽ có rà quét và chủ động gỡ thông tin để góp phần làm cho nó sạch. Sau đó đến câu chuyện của toàn dân.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 20/5, trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, đã có 2.210 kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời, đạt 99,7%.

Với 475/475 đại biểu bỏ phiếu thông qua, đạt tỷ lệ 100% tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội.

Sáng 20/5, tại phiên họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.