Tại sao miền Bắc thích hoa đào, miền Nam chuộng hoa mai?

Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, muôn hoa cùng nhau khoe sắc. Cứ mỗi dịp Tết đến, hoa đào, hoa mai sẽ là những loài hoa không thể thiếu trong gia đình của người Việt. Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao người miền Bắc chọn hoa đào, còn người miền Nam sẽ trưng hoa mai vào dịp Tết không?

Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, trưng hoa mai vào Tết Nguyên đán được xem là phong tục của người miền Nam. Trong khi đó, người miền Bắc lại chuộng hoa đào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân chính của phong tục này là do thời tiết, khí hậu và quan niệm khác biệt của hai miền.

Thời tiết, khí hậu

Mai thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống trong chậu hoặc ngoài đất. Cây ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Cây mai phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 độ C trở lên, thích hợp thời tiết cuối năm của miền Nam và Nam Trung bộ, trong khi không khí Tết tại miền Bắc thường có nền nhiệt chỉ khoảng 20 độ C.

Hoa mai phát triển tốt hơn với khí hậu của miền Nam. (Ảnh: VnExpress)

Trái lại, cây đào chỉ ưa không khí lạnh như miền Bắc, rất khó nở hoa nếu trồng nơi nóng nực. Ngoài ra, trước kia dịch vụ vận chuyển hoa tươi Bắc - Nam chưa phát triển nên người dân ưu tiên chọn cây hợp thời tiết địa phương để trưng, ngắm trong những ngày Tết, lâu dần hình thành phong tục riêng của từng vùng.

Phong tục, tập quán

Cây mai là một trong tứ quý: tùng, trúc, cúc, mai và thường xuất hiện trong thơ ca, nghệ thuật. Theo quan niệm của người miền Nam, hoa mai vàng tượng trưng cho yếu tố thổ - trung tâm của ngũ hành, và cùng màu với kim tiền, đại diện cho sự cao sang, phú quý.

Không chỉ vậy, cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung.

Chính vì những lý do đó mà cứ vào mỗi dịp Tết, người miền Nam thường chọn trưng hoa mai vàng với mong muốn mang đến nhiều điều may mắn, mong ước về một năm mới trọn vẹn, bình an.

Nếu như miền Nam có hoa mai thì miền Bắc có hoa đào.

Vẻ đẹp tươi thắm và sắc độ của hoa đào từ xưa đến nay đã được xem như tinh hoa ngũ hành của trời đất. Ý nghĩa của đào trong phong thủy chính là nó có thể giúp xua đuổi bách quỷ cùng những điều không may, từ đó mang lại cho con người một năm mới bình yên và hạnh phúc.

Hoa đào là biểu tượng ngày Tết của người dân miền Bắc. (Ảnh: VOV)

Theo quan niệm của người miền Bắc, hoa đào kị bách quỷ, vì thế rất dễ thấy nhiều nhà thường trồng hoa đào trước cửa không chỉ vào dịp Tết đến xuân về.

Đặc biệt, hoa đào còn tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái miền Bắc, có gì đó e ngại nhưng lại vô cùng thướt tha, dịu dàng.

Vì những lý do ấy mà người miền Bắc sẽ lựa chọn hoa đào vào với mong ước cầu chúc cho một năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.