Tại sao ngư dân vẫn cố tình ra biển khi có bão?
Mặc dù đã được lực lượng chức năng cảnh báo và kêu gọi vào bờ từ chiều ngày 6/9, nhưng đến nay, sau khi cơn bão đã đi qua, vẫn còn rất nhiều ngư dân chưa có mặt ở nhà. Người nhà đã cố gắng liên lạc nhưng chưa thấy có hồi âm.
Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, một ngư dân tại cảng Cái Rồng cho biết: tại cảng biển này, rất nhiều chủ tàu lớn đã đầu tư cả trăm tỷ đồng để làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Từ đầu tuần, các ngư dân đã chuẩn bị tinh thần để phòng tránh bão, nhưng khi bão đến, họ vẫn không thể yên tâm để mặc khối tài sản của mình.
Theo người dân chia sẻ, rất nhiều chủ tàu thuyền vì xót của, muốn trông coi gia sản của mình khi bão đến nên đã trực tiếp di chuyển đến khu vực ngoài biển. Với nhiều người, tàu thuyền và thủy sản là tất cả của họ nên dù nguy hiểm, họ vẫn đi.
“Có nhà vay ngân hàng mấy trăm tỷ để kinh doanh. Biết là nguy hiểm, nhưng nếu mất tàu mất cá rồi thì còn gì nữa đâu. Người ta sống cũng lấy gì mà trả số tiền ấy?” - một người dân Cái Rồng chia sẻ.
Người dân đều nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của cơn bão này; đồng thời cũng đã được lực lượng chức năng thông báo và trực tiếp giúp đỡ để di dời lên đất liền tránh bão. Việc trốn ra biển trước bão là vi phạm, tuy nhiên họ cũng không còn lựa chọn nào khác.
“Như nhà tôi chỉ có một bè đánh bắt quy mô nhỏ, tôi đã thấy rất xót rồi. Tôi nghĩ còn cái mạng đã là tốt. Nhưng với những nhà đặt cả cuộc đời vào tàu thuyền thì khó nói lắm”, anh Nguyễn Văn Toàn, chủ thuyền tại cảnh Cái Rồng chia sẻ.
Trước tình hình khó khăn này, ngư dân tại thị trấn Cái Rồng đã tập hợp, cùng với lực lượng chức năng chuẩn bị công tác tìm kiếm người và khắc phục hậu quả sau bão.
Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề về tài sản. Người dân hi vọng công tác tìm kiếm sẽ sớm triển khai và có những kết quả tích cực.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
0