Tại sao phải trì hoãn tăng thuế thuốc lá?
Ở Việt Nam, việc cấm hoàn toàn đối với thuốc lá dường như là không thể, dù đó là sản phẩm gây hại tới sức khỏe con người. Có hai lý do chính khiến thuốc lá đến nay vẫn không bị cấm.
Thứ nhất, đó là sản phẩm không quá gây hại cho con người. Tức là một người trưởng thành sức khỏe bình thường, thì thi thoảng hút một điếu thuốc vẫn không sao cả, cơ thể có thể điều tiết được.
Thứ hai, nếu cấm hoàn toàn thuốc lá, thì sẽ kích thích động cơ buôn lậu, bởi nhu cầu hút thuốc là có thật. Trong khi nếu buôn lậu, không phải đóng thuế, thì thuốc lá sẽ là loại hàng hóa siêu lợi nhuận.
Quốc hội đang bàn về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá điếu. Hai phương án Quốc hội đưa ra bàn bạc bao gồm:
Phương án 1, giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt 75% như hiện tại, nhưng bắt đầu từ năm 2026 bổ sung thuế mức tuyệt đối 2.000 đồng/bao và sau đó mỗi năm tăng thêm 2.000 đồng nữa, cho đến năm 2030 đạt 10.000 đồng/bao, kèm mức 75% như hiện tại.
Phương án hai, cộng thêm 5.000 đồng/bao vào năm 2026, sau đó mỗi năm cộng thêm 1.000 đồng/bao, đảm bảo đến năm 2030 cũng đạt 10.000 đồng/bao.
Bộ Tài chính đề xuất phương án hai, tức là tăng sốc vào năm 2026 sau đó tăng chậm lại. Hiện có một số đại biểu Quốc hội, cũng như đại diện Hiệp hội thuốc lá đề xuất phương án đầu tiên, tức là không tăng sốc thuế thuốc lá.
Với mục tiêu mức thuế bổ sung là 10.000 đồng vào năm 2030, nếu để tăng chậm sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp. Nhưng về phía doanh nghiệp, họ không thể đề nghị nhà nước một phương án có lợi hơn cho họ, trong khi sản phẩm họ bán ra thuộc nhóm hạn chế sử dụng, gây hại cho sức khỏe con người.
Lý do doanh nghiệp đưa ra là, nếu đánh thuế sốc thêm 5.000 đồng/bao vào năm 2026, thì sẽ kích thích buôn lậu phát triển hơn nữa. Họ cho rằng việc tăng thuế đột ngột thêm 5.000 đồng/bao vào năm 2026 có thể làm giá sản phẩm tăng cao, trong khi nhu cầu chưa thể giảm ngay. Thuế tăng cao khiến người ta càng có động cơ buôn lậu để trốn mức thuế đó. Trong khi buôn lậu thuốc lá từ trước đến nay vẫn rất khó kiểm soát.
Lo buôn lậu là nỗi lo hợp logic. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là tăng thu ngân sách, đồng thời với giảm số người hút thuốc, thì đánh thuế tăng sốc ngay từ năm 2026 như Bộ Tài chính đề nghị là phù hợp.
Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới WHO, giá thuốc lá của Việt Nam nhìn chung còn thấp, hiện đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia. Vậy nên, việc tăng ngay thuế với sản phẩm có hại này, qua đó tác động trực tiếp lên giá thuốc, là cần thiết.
Buôn lậu thuốc lá thực ra từ trước đến nay vẫn hiện diện. Dù tăng hay giảm thuế thuốc lá, chúng ta vẫn phải đấu tranh với tệ nạn đó. Nếu mức thuế thu được từ thuế thuốc lá tăng, nhà nước sẽ có thêm nguồn lực để chiến đấu với tình trạng buôn lậu thuốc lá.
Việt Nam đã cấm hẳn thuốc lá điện tử mà không lo ngại việc buôn lậu sản phẩm này. Vậy, không có lý do gì để e ngại việc tăng sốc thuế giá trị gia tăng với thuốc lá điếu.
Tính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, tập trung phục vụ sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là trong dịp Tết, trên toàn thành phố Hà Nội sẽ có hơn 10.600 điểm bán với 22 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, dự trữ và cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường.
Sau chuỗi ngày biến động mạnh, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng niêm yết ở mức 86,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn duy trì gần mốc 85 triệu đồng/lượng.
Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit.
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay đạt mục tiêu 44 tỷ USD như dự kiến, tăng hơn 11% so với năm ngoái.
Theo công bố kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2024 của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.
0