Tại sao thay đổi thời tiết lại bị đau đầu?
Hầu hết những người bị mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu đều tiết lộ rằng các cơn đau của họ phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Một số yếu tố kích hoạt thay đổi thời tiết, bao gồm:
• Thay đổi độ ẩm
• Thay đổi nhiệt độ
• Điều kiện môi trường cực kỳ khô
• Môi trường bụi bặm
• Bão
Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, những cơn đau đầu do thời tiết khắc nghiệt là một phản ứng bảo vệ hoặc phòng thủ tự nhiên, vì chúng được xem như một tín hiệu thông báo cho người bệnh nhận biết và tìm kiếm một môi trường có thời tiết lý tưởng hơn, nhằm hạn chế xuất hiện các cơn đau đầu.
Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu khó chịu.
Chứng đau đầu do thời tiết có đáng lo?
Người bị đau đầu khi thời tiết thay đổi không đơn thuần là do nhạy cảm với nhiệt độ mà còn là dấu hiệu cho thấy hoạt động não bị rối loạn, đặc biệt là các tổn thương mạch máu não như xơ vữa động mạch, thiếu máu não. Quá trình tổn thương này liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của gốc tự do – chất có hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như căng thẳng, mất ngủ, ô nhiễm môi trường…
Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi có sự “cộng hưởng” từ thời tiết sẽ làm mạch máu tắc nghẽn nặng hơn, thay đổi độ nhớt của máu và các hóa chất trung gian ở não, dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường, gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu.
Theo nghiên cứu của trường ĐH Y khoa Hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu. Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên rất nhiều khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến các động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng gây chết tế bào não do thiếu ô xy và dưỡng chất hoặc sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não gây ra đột quỵ.
Các triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết
Giảm áp suất khí quyển có thể khiến cho bạn cảm thấy đau đầu hoặc đau nửa đầu, ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng khác kèm theo, bao gồm:
• Buồn nôn hoặc ói mửa
• Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
• Tê ở cổ và mặt
• Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau đầu có liên quan đến sự thay đổi thời tiết. Việc theo dõi các triệu chứng và thông báo những thay đổi kịp thời với bác sĩ là một điều vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị tốt dành cho bạn.
Các cách giúp ngăn ngừa đau đầu do thay đổi thời tiết
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa hiệu quả chứng đau đầu do thay đổi thời tiết hay áp suất khí quyển. Cụ thể là:
• Ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm
• Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày
• Tập thể dục đều đặn vào hầu hết các ngày trong tuần
• Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tránh bỏ bữa.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
0