Tái sinh

Có người nói với tôi rằng mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

Những năm tháng tuổi trẻ mải mê yêu đương, mải mê học hành, lao động, tôi không để ý đến điều đó. Nhưng khi chạm ngõ bốn mươi tôi nhận ra rằng mình đã đi qua hết tất cả những cột mốc cuộc đời mà một người bình thường sẽ trải qua.

Sinh ra – lớn lên – học hành – kiếm sống – lập gia đình – sinh con  - thăng tiến, thứ tự những việc này ở mỗi người có thể khác nhau, có thể bỏ qua một vài mốc nào đó. Nhưng thường đến bốn mươi người ta bắt đầu có thời gian để nhìn lại.

Vì sao người ta không nhìn lại ở đoạn ba mươi hay ba mươi lăm tuổi mà phải bốn mươi? Bởi vì giai đoạn đó ta vẫn còn đang phấn đấu trong sự nghiệp. Con cái vẫn còn nhỏ, cần nhiều thời gian để chăm sóc.

Ở giai đoạn đó, tôi còn không có thời gian để mà buồn. Tôi yêu đương, cưới hỏi, đón con chào đời, báo hiếu cha mẹ giữa những kẽ hở của công việc. Tôi bị cuốn theo vòng xoáy cuộc đời, đi mãi, đi mãi.

Cho đến một hôm, tôi thấy lòng mình tĩnh lại, chậm một nhịp so với những hối hả thường ngày. Tôi nhận ra mình không còn mục tiêu để phấn đấu nữa. Trong công việc, tôi đã ở vị trí đúng như tôi mong muốn, phù hợp với năng lực của mình.

Trong gia đình, mọi thứ dần ổn định, tôi được tin tưởng, và tự tin với vai trò làm mẹ, làm vợ, làm dâu. Vậy tiếp theo mình sẽ làm gì? Mình cứ sống như vậy với những vòng lặp đều đặn mỗi ngày, hết tuổi lao động thì nghỉ hưu. Mình cứ nuôi con cần mẫn cho dù con ngày càng có xu hướng rời xa mình. Rồi cũng đến lúc chúng rời xa mình thật, mình già và chết đi. Là hết.

Không. Tôi không thể sống như một cái cây, đơm hoa kết trái xong rồi tàn lụi. Tôi muốn làm một cái cây xanh tươi mãi, nở hoa hết mùa rồi năm sau lại nở.

Bốn mươi tuổi, tôi gọi là năm tái sinh.

Tôi nhìn lại quãng đường mình đã đi qua. Những năm tháng mộng mơ thời niên thiếu, tôi sống cho cha mẹ. Học giỏi để có thành tích cha mẹ đem khoe. Ngoan hiền để không mắc lỗi, ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình.

Bắt đầu đi làm, tôi sống cho công việc. Vì còn trẻ, tôi dấn thân, cống hiến và thăng tiến. Bởi còn trẻ nên tôi tin vào lời hứa hẹn của cấp trên, ham chức danh, ham một vị trí nhỏ xíu dán ảnh của mình trên sơ đồ tổ chức. Tôi làm việc không ngừng nghỉ.

Đến khi lập gia đình, tôi sống vì chồng, vì con. Tất cả những ước mơ, những dự định dở dang đều được tiếp nối bằng nụ cười con trẻ, bằng chiếc áo sơ mi được là phẳng phiu treo sẵn trong tủ cho buổi sớm mai chồng dậy đi làm. Thời gian dành cho bản thân tôi chỉ là mấy phút vội vã tô son, dặm thêm chút phấn, rồi đi nhanh trên đôi giày cao gót nhọn hoắt, trong chiếc váy bút chì chật cứng. Một tay dắt con, một tay xách chiếc túi trĩu nặng đầy hồ sơ, giấy tờ.

Tuổi bốn mươi, thảnh thơi hơn một chút, tôi bắt đầu nghĩ về mình, về những ước mơ thời son trẻ. Mình sẽ làm bất kỳ điều gì mình thích, mình dự định làm nhưng chưa làm được. Mình sẽ chơi một môn thể thao để duy trì sức khỏe. Sẽ học một nhạc cụ phù hợp, âm nhạc giúp ta sáng tạo và chữa lành. Một ngoại ngữ mới hoàn toàn, mình học tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn. Hoặc là học thêm một nghề mới.

Tự nhiên đến một lúc nào đó, con người ta ham học, muốn học hết mọi thứ, học vì tò mò, muốn tìm hiểu, muốn nghiên cứu. Học vì chính bản thân mình chứ không phải học để xin được một công việc lương cao, hay học bổ sung bằng cấp. Sự học bây giờ như là một trải nghiệm cần có trong đời để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong khối kiến thức mới mẻ.

Sự học khiến cho người ta nhìn thấy những mục tiêu mới. Khi có chút thành quả nó làm cho người ta thấy mình trở nên giá trị. Và, khi đạt được những mục tiêu mà mình tưởng rằng không thể, con người ta như lột xác trở thành người mới, như được sinh ra một lần nữa bởi chính mình.

Tôi gọi đó là tái sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý III; Giá vàng hạ nhiệt; Ông Trump mất hơn 2,4 tỷ USD trong 3 ngày... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hà Nội sẽ có thêm xe điện kết nối đường sắt đô thị; Đề xuất tăng tiền phạt khi vi phạm luật giao thông; Nhiều xe đạp vẫn ngang nhiên đi vào làn cao tốc; Tuyến buýt 87 - Kết nối sự thân thiện... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.

Chúng ta đều hiểu rằng mối quan hệ giữa Người sử dụng lao động - Người lao động là mối quan hệ ràng buộc và phức tạp. Khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì vấn đề bồi thường như thế nào cho đúng quy định pháp luật?

Giao kết hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động bày tỏ ý chí, thống nhất với nhau về việc xác lập hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy ai trong cơ quan, doanh nghiệp là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Vở kịch Khoảng trống là câu chuyện về cuộc tình tay ba đầy giông bão, oan nghiệt của những nhân vật thuộc tầng lớp tri thức. Để giữ thanh danh và sự bình yên cho bản thân, cho gia đình nên họ vẫn nén lòng để chấp nhận nhau, tôn trọng nhau… chấp nhận thứ hạnh phúc chơi vơi, tính toán, đầy giả dối. Sau hơn 20 năm kể từ ngày công diễn lần đầu tiên, đạo diễn NSND Trung Hiếu đã phục dựng và mang đến đời sống mới giàu sáng tạo và sức hấp dẫn cho vở kịch.