Tạm đình chỉ công tác giáo viên kéo lê học sinh

Ngày 2/10, Sở GD&ĐT vừa có công văn số 3560/SGDĐT-TCCB về việc yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn) tạm đình chỉ công tác đối với bà N.T.P.

Thông báo nêu rõ: Ngày 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận được báo cáo số 145/BC – THPTĐP của Trường THPT Đa Phúc về vụ việc clip trên mạng ngày 29/9 liên quan đến bà N.T.P., giáo viên Trường THPT Đa Phúc.

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019; căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Thành phố Hà Nội.

Trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận chính thức vụ việc, Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc tạm đình chỉnh công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và công tác tư vấn tâm lý học đường với bà N.T.P. theo quy định; bố trí giáo viên thay thế đảm bảo quy định hiện hành để hoạt động giáo dục của nhà trường diễn biến bình thường theo kế hoạch của đơn vị.

Hình ảnh trong clip cô giáo lôi cổ áo, kéo lê học sinh gây xôn xao mạng xã hội.

Trước đó, Tối 29/9, trên mạng xã hội xuất hiện clip một giáo viên có hành động túm cổ áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học. Sự việc được xác định là xảy ra tại Trường THPT Đa Phúc. Ngay sau khi có thông tin, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường xác minh, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường khẩn trương báo cáo sự việc, đồng thời yêu cầu nhà trường phối hợp chặt chẽ giữa trường và gia đình, kịp thời nắm bắt tư tưởng, các hoạt động trong nhà trường, không để xảy ra các vụ việc làm ảnh hưởng tới uy tín, công tác giáo dục của nhà trường, của ngành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.