Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng dâng cao

Tối 1/10, cầu phao Phong Châu phải tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng lên cao, không đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.

Theo thông tin từ UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ), lúc 18 giờ ngày 1/10, các lực lượng chức năng liên quan làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cầu phao Phong Châu (bắc qua sông Hồng nối huyện Tam Nông với Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã tạm dừng hoạt động cầu phao do nước sông Hồng lên cao, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.Ngay sau đó, các lực lượng chức năng đã phân luồng giao thông, hướng dẫn người dân di chuyển theo hướng khác để đảm bảo an toàn.

Theo lực lượng chức năng, mực nước sông Hồng dâng cao, nhiều cây cối, vật cản trôi mắc vào cầu phao đã gây áp lực quá mức cho cầu. Việc đóng cầu phao Phong Châu là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho đến khi có thông báo mới.

Lượng rác, cây trôi từ phía thượng nguồn vào sáng nay gây áp lực lên cầu phao. Ảnh: Vietnamnet.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát hai tin cảnh báo đợt lũ mới trên sông Hồng và các sông nhỏ chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Trong bản tin mới nhất, cơ quan khí tượng cho biết đến 18 giờ, mực nước sông Hồng tại Yên Bái đã lên mức 31,13m, cao hơn 0,13m so với mức báo động 2. Dự báo trong 6/12 giờ tới, lũ ở Yên Bái tiếp tục lên trên mức báo động 3.

Đến khoảng 8h sáng mai (2/10), lũ trên sông Hồng tại Yên Bái có khả năng đạt đỉnh, cao hơn báo động 3 khoảng 0,8m. Trong 12 - 24 giờ tiếp theo, mực nước sẽ hạ dần, nhưng khả năng vẫn ở trên mức báo động 3.

Các diễn biến trên thượng nguồn đã và đang đẩy mực nước, cũng tức là tốc độ dòng chảy ở sông Hồng đoạn cầu phao Phong Châu lên cao. Theo thông tin từ Binh chủng Công binh, lực lượng thường trực tại cầu phao Phong Châu đã có số liệu thủy văn đầu nguồn sông Hồng ở Lào Cai, Yên Bái. Bộ phận chuyên môn đang theo dõi diễn biến dưới hạ lưu, đoạn chảy qua cầu phao.

Cầu phao Phong Châu được lắp đặt và neo giữ để phục vụ việc đi lại của người dân trong điều kiện lưu tốc dòng chảy từ 2,2 m/s trở xuống. Tuy nhiên, do mưa lớn nên nước từ thượng nguồn dồn về khiến mực nước và lưu tốc dòng chảy của sông Hồng lên cao và chảy xiết, gây mất an toàn cho cầu phao.

Dòng phương tiện qua cầu sau lệnh thông xe chính thức lúc 6 giờ ngày 30/9. Ảnh: TTXVN.

Trước đó, vào sáng 29/9, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) đã tiến hành bắc cầu phao PMP 60 tấn, cách cầu Phong Châu bị sập do cơn bão số 3 gây ra khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng.

Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Cầu được vận hành trong thời gian từ 6 - 22 giờ hằng ngày. Các phương tiện xe thô sơ, xe máy, xe gắn máy, xe mô tô 3 bánh được phép lưu thông 2 chiều, vận tốc không quá 5 km/h. Đối với xe ô tô, chỉ cho phép ô tô con, xe bán tải (2 - 4 chỗ ngồi) lưu thông một chiều khi qua cầu, thời gian mỗi chiều lưu thông 10 phút, khoảng cách giữa các xe trên cầu không quá 30m, vận tốc không quá 10 km/h.

Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng trong quá trình sửa chữa cầu Phong Châu. Theo đó, các xe có tổng tải trọng từ 10 tấn trở xuống, xe thô sơ, xe máy, người đi bộ được lưu thông qua sông Hồng bằng cầu phao thay cho cầu Phong Châu bị sập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.

Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.

Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.