Tạm dừng điều chỉnh pháp lý tại dự án KĐT Thanh Hà

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định tạm dừng thực hiện một số văn bản điều chỉnh pháp lý liên quan đến dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5.

Theo quyết định 4301/QĐ-UBND, lý do tạm dừng là Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang rà soát, báo cáo theo kiến nghị của Thanh tra TP tại văn bản 3271 ngày 24/8/2022 về việc kiểm tra, rà soát tổng thể dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây và các dự án khác để hoàn vốn dự án BT.

UBND TP  yêu cầu UBND huyện Thanh Oai, UBND các xã: Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh, huyện Thanh Oai giám sát việc quản lý sử dụng đất và chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo đúng quy định.

UBND thành phố Hà Nội tạm dừng điều chỉnh pháp lý tại dự án khu đô thị Thanh Hà

Theo đó, UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại quyết định 3128 về việc thu hồi hơn 1,8 triệu m2 đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.

Tại quyết định 5269, UBND TP nêu rõ lý do điều chỉnh là căn cứ theo quyết định 963 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 tại huyện Thanh Oai. Quyết định 24 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP có trách nhiệm kế thừa toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, đẩy nhanh tiến độ GPMB, đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, lý do điều chỉnh còn dựa trên đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tại các văn bản số 948/ANĐT-P5 ngày 6/8/2018, 147/ANĐT-P4 ngày 21/1/2020; đề nghị của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5-CTCP tại văn bản số 05 ngày 24/3/2020 và văn bản số 395 ngày 4/3/2020 của Tổng cục quản lý đất đai.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vẫn đang tiếp tục rà soát lại dự án theo kiến nghị của Thanh tra TP, sau khi Thanh tra TP tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể dự án BT (Xây dựng - Chuyển giao) đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án khác để hoàn vốn dự án BT. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với dự kiến.

Thời gian qua trên một số diễn đàn, các bài viết có nội dung về giao dịch đất nền tăng đột biến nhất là những lô đất đã tách thửa thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế việc mua bán đất nền không sôi động như lời đồn. Rất có thể đó là cách mà nhiều môi giới hay nhà đầu cơ sử dụng nhằm thoát được hàng trước khi quy định siết phân lô bán nền được thực thi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bốn tháng đầu năm nay, gần 1.400 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2023.

Kết thúc kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch trở lại vào sáng nay. Tuy nhiên nhà đầu tư có xu hướng giao dịch thận trọng cả 2 chiều, nền thanh khoản thị trường thấp.

Số liệu mới nhất cho thấy trong quý I/2024, có 8 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô trên 16.000 căn; 5 dự án hoàn thành cung cấp hơn 2.000 căn. Như vậy, so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch từ nay đến năm 2025, số lượng dự án vẫn còn rất thấp.