Tám thanh tra Mỹ kiện ông Trump vì bị sa thải

Ngày 12/2, tám cựu tổng thanh tra của các cơ quan chính phủ Mỹ đã đệ đơn kiện lên Tòa án liên bang tại Washington, D.C, yêu cầu được khôi phục chức vụ sau khi bị Tổng thống Donald Trump sa thải.

Theo đơn kiện, nhóm tổng thanh tra này từng làm việc tại các bộ, ngành quan trọng như: Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ. Họ cho rằng, mình đã được bổ nhiệm hợp pháp và bị sa thải mà không có thông báo chính thức tới Quốc hội như quy định.

Những quan chức này là một phần trong nhóm 18 tổng thanh tra bị sa thải chỉ vài ngày sau khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyết định sa thải được gửi qua một email ngắn gọn từ Văn phòng Nhân sự Tổng thống với lý do "thay đổi ưu tiên". Trong tuần này, ông Trump tiếp tục sa thải tổng thanh tra thứ 19, người phụ trách giám sát Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

18 tổng thanh tra bị sa thải chỉ vài ngày sau khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.

Cáo buộc vi phạm luật liên bang

Trong đơn kiện, các nguyên đơn lập luận rằng, việc sa thải họ vi phạm một đạo luật bảo vệ Tổng thanh tra được Quốc hội thông qua năm 2022. Theo đạo luật này, Nhà Trắng phải thông báo cho Quốc hội ít nhất 30 ngày trước khi sa thải một tổng thanh tra và phải cung cấp lý do hợp lý. Các tổng thanh tra nhấn mạnh rằng, công việc của họ mang tính phi đảng phái, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền lợi công dân và đảm bảo an ninh quốc gia.

Họ cho rằng việc sa thải hàng loạt này không chỉ vi phạm quy trình mà còn làm suy yếu vai trò giám sát độc lập, vốn được cả hai đảng trong Quốc hội ủng hộ nhằm bảo vệ chính phủ khỏi sự can thiệp chính trị. Vì vậy, họ yêu cầu tòa án ra phán quyết khôi phục chức vụ cho đến khi quy trình sa thải hợp pháp được thực hiện.

Tác động pháp lý đối với chính quyền Trump

Vụ kiện này là một phần trong làn sóng hơn 40 vụ kiện chống lại các quyết định hành pháp sớm của chính quyền Trump, với nhiều đơn kiện cho rằng, Nhà Trắng đang làm suy giảm quyền lực của Quốc hội. Ngoài ra, đây cũng là một trong nhiều vụ kiện của các nhân viên chính phủ bị sa thải, đặc biệt là những người giữ vai trò độc lập hoặc phi chính trị.

Việc sa thải tổng thanh tra hàng loạt cũng làm dấy lên tranh cãi về cách tiếp cận của ông Trump và tỷ phú Elon Musk - người được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) - đối với các cơ quan giám sát tham nhũng liên bang. Trong khi hai nhân vật này tuyên bố mục tiêu của họ là loại bỏ tham nhũng, các chỉ trích cho rằng hành động của họ đang làm suy yếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chính phủ.

Theo dòng sự kiện

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng vũ trang nước này đã giành quyền kiểm soát khu định cư Panteleymonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Shcherbaki ở vùng Zaporizhye.

30 giờ sau khi trận động đất, ngày 29/3, các nhân viên cứu hộ được một phụ nữ còn sống ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở thành phố Mandalay.

Trận động đất mạnh tại Myanmar vừa qua không chỉ gây thiệt hại trong khu vực tâm chấn mà còn có tác động đáng kể đến các nước láng giềng, đặc biệt tại Thái Lan. Theo một phân tích của Mỹ dựa trên cường độ và độ sâu của trận động đất, ước tính có thể có hàng nghìn người chết và gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thỏa thuận với các nước về thuế đối ứng nếu như Washington “có được gì đó” sau các cuộc đàm phán.

Ngày 28/3, theo giờ địa phương, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có chuyến thăm gây tranh cãi đến Greenland, hòn đảo bán tự trị của Đan Mạch.

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển các tòa nhà và làm sập một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng tại Bangkok.