Tắm trong nước lạnh để đón chào năm mới
Hà Lan
Cái lạnh 7 độ C của biển Bắc không thể ngăn cản hàng ngàn người trong trang phục áo tắm và chiếc mũ đỏ lao vào dòng nước ở Scheveningen. Đối với người Hà Lan, hành động này không chỉ nhằm cầu mong may mắn cho bản thân đầu năm mới, mà còn góp phần gây quỹ từ thiện. Được biết, năm nay có khoảng 50.000 người đã tham gia tắm lạnh tại 142 địa điểm trên khắp cả nước.
Đức
Tại Đức, cái lạnh 2 độ C có thể khiến nhiều người rùng mình, nhưng điều này không phải là vấn đề với các thành viên một câu lạc bộ bơi lội ở Berlin. Trong các trang phục ngộ nghĩnh, những người tham gia cho biết mong muốn lớn nhất của họ cho năm mới là sức khỏe và thật nhiều niềm vui.
Italy
Tưởng như là một điều kỳ lạ, nhưng tại thủ đô Rome của Italy, nhảy từ độ cao 18m xuống dòng nước lạnh cóng của sông Tiber vào dịp đầu năm đã là truyền thống từ hơn 70 năm qua của người dân địa phương. Người dân Rome cho rằng, việc nhảy xuống dòng sông lạnh giá dịp đầu năm sẽ mang lại cho họ nhiều may mắn, sức khỏe.
Nhật Bản
Bất chấp thời tiết giá lạnh, với nhiệt độ dao động khoảng 9 độ C, người dân Nhật Bản vẫn tổ chức nghi lễ tắm nước đá truyền thống để cầu nguyện một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn. Năm nay là lần thứ 68 nghi lễ này được tổ chức tại đền thờ Teppou-zu Inari ở thủ đô Tokyo. 33 người đàn ông và 7 phụ nữ cùng vỗ tay, tụng kinh trước khi bước vào một bồn tắm lớn chứa đầy những tảng đá lạnh buốt. Đây vốn là nghi lễ truyền thống tại Nhật Bản với hy vọng được thanh tẩy tâm hồn, cầu mong một năm mới dồi dào sức khoẻ và gặp nhiều may mắn.
Đền Teppozu Inari nằm ở khu Hacchobori của thủ đô Tokyo là ngôi đền nổi tiếng với nghi thức tắm nước đá mỗi dịp đầu năm. Vào ngày lễ, người dân địa phương và du khách phải dậy thật sớm, tụ tập tại đền để nhảy múa, ca hát và đón bình minh trước khi tắm nước đá. Nghi thức tắm nước đá cầu may của người Nhật bắt nguồn từ Thần đạo, có từ năm 1955, lấy cảm hứng từ nghi thức té nước lạnh lên người của các vị đạo sĩ để cầu chúc cho năm mới an lành đến với tất cả mọi người.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0