Tăng bao phủ BHXH, BHYT trong trường học
Trong đó, trường học là nơi luôn được đảm bảo độ phủ về BHYT, BHXH khi nhiều năm qua tỷ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT có chiều hướng gia tăng và dần tiệm cận với tỷ lệ 100%, cùng với đó là việc đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học trong việc tham gia đầy đủ BHYT, BHXH.
Xác định được việc tham gia BHYT là lợi ích của HSSV, ngay từ đầu năm học, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM đã vận động học sinh tham gia BHYT đầy đủ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực hỗ trợ, vận động quyên góp, đảm bảo những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng được tham gia BHYT.

Tăng bao phủ BHXH, BHYT trong trường học
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM: "Rất là đáng mừng ở trường Đinh Tiên Hoàng việc tham gia BHYT của học sinh là 100%, đối với những em có hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường cũng kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ các em cho nên cũng không đáng lo ngại nhiều".
Ngay từ đầu năm học, các trường học đã thực hiện việc vận động, tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh về lợi ích của việc tham gia BHYT.
Không chỉ chăm lo BHYT cho học sinh, sinh viên, các trường học cũng chú trọng chăm lo BHXH cho cán bộ, giáo viên nhà trường. Như trường Mầm non 1 tháng 6, quận Bình Tân, suốt nhiều năm qua, nhà trường luôn đảm bảo cán bộ, giáo viên được tham gia BHXH 100%.

Cô giáo Võ Thị Kiều Diễm, Trường Mầm non tư thục 1/6, quận Bình Tân, TP.HCM: "Em đã đóng được mười mấy năm rồi, vào thử việc 6 tháng và sau 6 tháng thử việc thì trường sẽ có chế độ đóng BHXH. Sau này khi mình có con thì bên BHXH sẽ chi trả thai sản cho mình, nghỉ sinh thì mình có chế độ thất nghiệp".
Cô giáo Phạm Thị Diễm Trinh, Trường Mầm non tư thục 1/6, quận Bình Tân, TP.HCM: "Có BHXH thật ra tụi em cũng yên tâm hơn nhất là trong vấn đề KCB khi có cũng đỡ và khi dịch tụi em cũng được hỗ trợ. Em cũng đang trong giai đoạn thai kỳ, khi mà em không đi làm được cũng gặp khó khăn nhưng mà nhờ BHX có phần về thai sản nên em cũng đỡ hơn".

Để đạt được độ bao phủ BHYT, BHXH trong môi trường học đường là sự nỗ lực của tập thể nhà trường, của ngành BHXH TP khi đã tích cực tuyên truyền vận động dưới nhiều hình thức. Có thể nói đến việc chuyển đổi số trong BHXH khi triển khai ứng dụng VssID để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Cô Phạm Thị Lành, Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục 1/6, quận Bình Tân, TP.HCM: "Mình biết được lợi ích của BHXH đói với nhân sự. Khi mình tham gia BHXH cho nhân sự thì nhân sự họ có 1 tấm vé bảo trợ phía sau lưng cho họ, khi họ bệnh thì họ cũng được bệnh viện chăm sóc rất chu đáo và họ cũng không phải trăn trở tiền phí rất là nhiều. Khi họ sinh đẻ thì họ cũng có phí hỗ trợ, khi họ thất nghiệp".
Chính sách BHXH, BHYT là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước dành cho người yếu thế. Vì vậy, TP.HCM luôn nỗ lực để người dân được hưởng đầy đủ các chính sách liên quan; tăng cường kiểm soát để hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT; đồng thời nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển người tham gia BHXH, BHYT theo chỉ tiêu được giao.
Hơn 15.000 học sinh THPT trên cả nước đã tham gia sự kiện FPTU Camp do Trường Đại học FPT tổ chức vào hôm nay, ngày 30/3.
Suốt chặng đường 40 năm, Trường Hà Nội - Amsterdam luôn tích cực đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo, dẫn đầu cả nước về quy mô, chất lượng dạy và học.
Các tiết hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT sẽ được phát sóng trên kênh H2 Đài Hà Nội và ứng dụng Hanoi ON bắt đầu từ tháng 4 tới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất mức phụ cấp phù hợp với nhân viên trong trường học - những người góp phần quan trọng vào việc chăm lo học sinh, vận hành nhà trường.
Dù đã cố gắng triển khai từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên nhưng mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đang “hụt hơi” so với thời điểm ban đầu áp dụng.
Cuộc thi AI for Good Việt Nam 2025 - sân chơi đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh cả ba cấp trên toàn quốc vừa khởi động, giúp ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết những thách thức thực tế trong học tập và đời sống.
0