Tăng chỉ tiêu, giảm áp lực vào lớp 10 công lập

Số lượng học sinh của Hà Nội tăng lên khiến bài toán tuyển sinh THPT ngày càng khó giải. Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép tăng số học sinh mỗi lớp từ 45 lên 50. Các trường trong khu vực nội thành được nâng tầng và xây thêm tầng hầm.

Chọn trường công lập nào, đề nguyện vọng ra sao để con có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập đang là mối lo lớn nhất của gia đình chị Trần Thị Hồng: "Vì đứa đầu không đỗ nên tôi cho con vào dân lập, còn cháu thứ hai thì chúng tôi hi vọng con vào được công lập để đỡ áp lực về kinh tế, vì tiền học là nỗi lo lớn với phụ huynh. Các con đều muốn được vào trường công lập học tập để thoải mái và tự tin".

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 công lập luôn được phụ huynh, học sinh quan tâm

Năm 2024, Hà Nội có 136.000 học sinh lớp 9, tăng 7.000 so với năm trước. Để giảm áp lực, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT công lập ở các quận và một số vùng giáp ranh khu vực nội thành, như tăng số lớp trong mỗi trường từ 45 lên 50, sĩ số mỗi lớp cũng tăng tương ứng.

Ông Lê Trung Tín, Hiệu trưởng trường THPT Thăng Long, cho biết: "Hà Nội đặc thù về dân số nên điều chỉnh sĩ số cần phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này".

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tăng sĩ số học sinh lớp 10 công lập

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, đồng tình với giải pháp này: "Dân số tăng lên mà trường thì chưa kịp phát triển, nên nếu như trường đáp ứng được thì nên tăng cơ hội cho các em vào lớp 10 công lập".

Việc tăng số lớp và tăng sĩ số sẽ giảm bớt phần nào sức nóng của kỳ thi vào lớp 10 ở Thủ đô. Tuy nhiên, tăng thêm học sinh thì áp lực với việc dạy học của giáo viên, công tác quản lý của các trường cũng tăng theo, khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi đến những khối cuối cùng.

Tăng sĩ số thì áp lực tăng lên với giáo viên và nhà trường

Việc tăng sĩ số hay tăng số lớp ở các trường sẽ chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, cần phải có thêm trường THPT, nhất là ở những quận, huyện có tốc độ tăng dân số nhanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học là một phần quan trọng nhằm giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên. Những hoạt động này không chỉ giúp xây dựng ý thức cá nhân mà còn tạo ra một cộng đồng học đường gắn kết, nơi mọi người cùng chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trong dịp nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ kéo dài 9 ngày; còn đối với học sinh, lịch nghỉ Tết của từng địa phương lại khác nhau.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, 10 năm ngày thành lập trường. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tham dự.

Sáng nay, 13/12, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO - năm 2024 đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cùng các nhà trường đã tổ chức lễ đón và khen thưởng các thành viên của đoàn.

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.