Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống chính trị thành phố
Dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến đối với: Báo cáo tình hình, kết quả công tác chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực diện Ban Chỉ đạo Thành ủy chỉ đạo; các vụ việc, vụ án giao cấp ủy các cơ quan tư pháp theo dõi, chỉ đạo; Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động 09 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2024.
Tham dự phiên họp có các đồng chí: Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo; đồng chí Chánh án TAND thành phố, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố, Phó Chánh Thanh tra thành phố, đồng chí Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố.
Phát biểu kết luận cuộc họp, phiên họp, đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá Cơ quan Thường trực đã chuẩn bị trách nhiệm, nghiêm túc các tài liệu; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và các đại biểu dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến trách nhiệm, làm rõ thêm một số nội dung; đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh và chỉ đạo:
I. Từ đầu năm đến nay, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy quan tâm chỉ đạo triển khai bài bản, đồng bộ, gắn với đẩy mạnh toàn diện công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quyết liệt, đồng bộ từ thành phố đến địa phương, đạt được kết quả cụ thể.
1. Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các ý kiến chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực tại phiên họp cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương; quán triệt triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực; ban hành Kế hoạch số 223-KH/TU ngày 12/3/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Kế hoạch số 248-KH/TU ngày 19/6/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Kế hoạch số 44-KH/BCĐTW ngày 28/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về “Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử , thi hành án” để chỉ đạo triển khai thực hiện.
2. Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của các đoàn công tác, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương như: Thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn Công tác số 1 năm 2018 - Ban Chỉ đạo Trung ương; kiến nghị, kết luận của Đoàn kiểm tra số 01 năm 2022 - Ban Chỉ đạo Trung ương; kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng chống tham nhũng tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
3. Các quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các ban, sở, ngành thành phố tiếp tục triển khai thực hiện tốt, tiến hành tổng kết Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025” theo chỉ đạo của Thành ủy và Hướng dẫn số 25-HD/BCĐ ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực. Quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 07/8/2023, Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 14/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”.
4. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được tăng cường, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc. Kết hợp đồng bộ kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự.
(1) Ban Thường vụ Thành ủy triển khai và hoàn thành 01 cuộc giám sát (đối với 06 tổ chức Đảng, 11 đảng viên); 01 cuộc kiểm tra (đối với 10 tổ chức Đảng, 14 đảng viên); 02 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (đối với 04 tổ chức Đảng). Ban Chỉ đạo Thành ủy đã hoàn thành 02 cuộc kiểm tra, kiểm tra 03 chuyên đề theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy và kế hoạch, chương trình công tác đã đề ra.
Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy triển khai và thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, trọng tâm là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giám sát chuyên đề: đã hoàn thành 04 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (đối với 06 tổ chức Đảng, 09 đảng viên). Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 65 tổ chức Đảng và 135 đảng viên; giám sát đối với 884 lượt tổ chức Đảng và 463 đảng viên. Các cơ quan hành chính của thành phố triển khai 289 cuộc thanh tra (gồm 189 cuộc theo kế hoạch và 100 cuộc đột xuất); đã kết luận 142 cuộc.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm cơ chế chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương trong phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đã chuyển 87 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
(2) Xử lý nghiêm các sai phạm, nhiều tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm. Cùng với xử lý nghiêm sai phạm đã xem xét về cán bộ đối với trường hợp bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Công tác điều tra, truy tố xét xử tiếp tục được đẩy mạnh, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Các cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp thành phố đã thụ lý giải quyết 279 vụ án/ 601 bị can; truy tố 142 vụ án/ 401 bị can; xét xử sơ thẩm 138 vụ án/ 381 bị cáo. TAND thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 03 vụ án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực theo dõi chỉ đạo; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm; TAND thành phố xét xử sơ thẩm.
Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý 21 vụ án diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật; giao Ban Cán sự Đảng TAND thành phố trực tiếp theo dõi, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết 08 vụ án; giao cấp ủy các cơ quan tư pháp tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố giải quyết 01 vụ án; đến nay, Ban Chỉ đạo Thành ủy tiếp tục theo dõi, chỉ đạo xử lý 15 vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
6. Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự tham nhũng, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo tạo chuyển biến tích cực.
7. Công tác thông tin, tuyên truyền, phố biến giáo dục về phòng chống tham nhũng tiêu cực; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực được đẩy mạnh; các đơn vị trên địa bàn thành phố đã tổ chức 178 cuộc tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng với khoảng 42.060 lượt người tham gia.
HĐND thành phố, Thường trực HĐND tổ chức đoàn giám sát tiến hành giám sát tại 13 cơ quan, đơn vị về thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước thuộc thành phố; giám sát về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý y, dược tư nhân. Các ban của HĐND triển khai các hoạt động giám sát theo chương trình công tác. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố chủ trì 568 cuộc giám sát, giám sát thông qua hình thức nghiên cứu văn bản đối với 1.326 vụ việc, thông qua Ban Thanh tra nhân dân giám sát 2.520 cuộc; Các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát 1.596 công trình, dự án qua đó kịp thời kiến nghị 134 vụ việc và đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết 124 vụ việc.
Tuy nhiên, đồng chí Bí thư Thành ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng nêu rõ, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Một số vụ án, vụ việc diện Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo chưa đạt tiến độ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; Tiến độ thực hiện xử lý, giải quyết một số vụ án, vụ việc theo các kết luận, kiến nghị của Đoàn công tác năm 2018 và Đoàn kiểm tra năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương còn chậm, chưa đạt kết quả theo yêu cầu; Công tác giám định, định giá tài sản trong một số vụ án, vụ việc còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ chỉ đạo, xử lý vụ án, vụ việc.
II. Về nhiệm vụ thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng:
1. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận chỉ đạo tại các phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương; các chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; gắn phòng chống tham nhũng, tiêu cực với phòng chống lãng phí. Trọng tâm là, tiếp tục chỉ đạo quán triệt triển khai các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quy định 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn kiểm tra, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường siết chặt kỷ cương, kỷ luật; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 7/8/2023 Kế hoạch số 171-KH/TU, ngày 14/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”; kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm, thay thế, bố trí công tác khác đối với cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế.
4. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Thành ủy; hoàn thành kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024; Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm.
Nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ; tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
5. Tăng cường kiểm tra, rà soát thực hiện công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 223-KH/TU ngày 12/3/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy.
6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; cơ chế thực hiện chế độ họp và báo cáo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng, tiêu cực; Chỉ đạo thường xuyên rà soát các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực có bị can, đối tượng trốn ra nước ngoài, đang truy nã, để phục hồi điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực khu vực ngoài Nhà nước.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 21 vụ án, vụ việc diện theo dõi, chỉ đạo.
7. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tập trung chỉ đạo tăng cường giáo dục văn hóa liêm chính; nâng cao hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn thành phố; thực hiện hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
8. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân trong công tác giám sát đại biểu dân cử, giám sát cán bộ, công chức Nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.
0