Tăng cường xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại, thị trường nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ hai của Việt Nam. Sau 15 năm Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, bên cạnh quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư luôn là một điểm sáng trong quan hệ hai nước.

Kim ngạch thương mại song phương tăng gần 9 lần từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Tuy nhiên hiện hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, giá trị thấp, nên Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị cần đẩy nhanh sang xuất chính ngạch.

Để làm được điều này, các địa phương quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo các đề án xuất khẩu chính ngạch.

Tăng cường xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc

Từ hôm qua, ngoài những mặt hàng truyền thống, có thêm tổng cộng 6 mặt hàng gồm hàng hoa quả, lương thực, thủy hải sản ướp đá, động vật thủy sinh dùng làm thực phẩm, giống cây trồng và thảo dược có thể làm thủ tục nhập khẩu vào Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng ở khu vực cầu Bắc Luân II.

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 55,98 tỷ USD, đảo chiều từ mức giảm 2,2% sang mức tăng 6,2% sau 11 tháng.

Nông sản, thực phẩm là một trong những nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Trung Quốc.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 11, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.