Tăng doanh thu nhờ livestream bán hàng

Quý 1/2024, doanh thu trên 4 nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt hơn 79 nghìn tỷ đồng, tiêu thụ trên 768 triệu đơn vị sản phẩm.

Từ sau đại dịch covid 19, mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã trở thành xu hướng. Những hình thức bán hàng trực tuyến mới cũng ngày càng phát triển để người mua tiếp cận hàng hóa một cách chân thực, tăng niềm tin, từ đó dễ dàng rút hầu bao mua sắm hàng hóa.

Có 95% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến qua hình thức livestream.

Khảo sát nhanh của phóng viên Đài Hà Nội, đa số người tiêu dùng được hỏi đếu trả lời khi muốn mua một mặt hàng gì đều có thói quen lên các sàn thương mại điện tử để tìm hiểu, khảo giá và đặt mua.

Anh Hoàng Đức Lập, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, cho biết: ''Tôi hay mua hàng online vì được khảo giá sản phẩm trên nhiều gian hàng, khảo giá trên 4 -5 shop hoặc hơn''.

Chị Lê Minh Hương, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, chia sẻ: ''Tôi cảm thấy mua hàng online thuận tiện trong cuộc sống bận rộn, tôi được so sánh hàng thông qua bình luận của khách hàng và thanh toán nhanh chóng thuận lợi''.

Nếu như trước đây, khi mua hàng online, người mua lo ngại về chất lượng hàng hóa không giống như quảng cáo, thì với hình thức bán hàng livestream, người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin sản phẩm.

Tại Việt Nam, 3 nền tảng livestream phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và Tiktok (17,2%)

Thống kê quý I/2024, đã có 95% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến qua hình thức livestream. Đây đang là một xu hướng trong các nền tảng mua sắm online, giúp cho cả nhãn hãng và sàn thương mại điện tử đạt được mục tiêu của mình.

Ông Nguyễn Đình Hòa, CO Founder Teechan Ecom, cho biết: ''Những phiên livestream thành công sẽ giúp người bán bán được nhiều sản phẩm, KOC quảng cáo kênh của họ còn sàn thương mại điện tử sẽ có số lượng truy cập sàn ngày một nhiều hơn''.

Các sản phẩm nông sản cũng hướng tới thị trường thương mại điện tử. Dù chưa quen với việc  livestream bán hàng, nhưng những người nông dân đã chịu khó cập nhật để có thể tránh được tình trạng ''được mùa mất giá'', phụ thuộc vào thương lái như cách bán hàng truyền thống trước đây.

Anh Nguyễn Văn Tài, thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An, huyện Ba Vì cho biết: ''Lần đầu tiên livestream tôi bán được 100 quả trứng và 3 con gà. Tôi được trực tiếp tương tác với khách hàng và bán sản phẩm trực tiếp không qua các khâu trung gian, sản phẩm đến tay khách hàng chất lượng hơn''.

Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream.

Tại Việt Nam, 3 nền tảng livestream phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và Tiktok (17,2%). Bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.

Dù còn nhiều vấn đề cần phải quản lý và giám sát, nhưng không thể phủ nhận các phiên livestream bán hàng đang là một phần của đời sống hiện đại và mang lại lợi nhuận cho rất nhiều cá nhân, tổ chức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quốc gia Nam Mỹ Argentina tiếp tục gặp khó khi suy thoái kinh tế trong bối cảnh lạm phát hơn 200% và thất nghiệp tăng cao.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng TCCS 03 đối với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng.

Sau một ngày dài giằng co, thị trường chứng khoán kết phiên trong sắc xanh. Nhóm ngành vận tải, bất động sản, sản xuất nhựa - hóa chất dẫn đầu đà tăng của thị trường.

Xuất khẩu thép HRC tiếp tục lao dốc khi giảm tới hơn 65% so với cùng kỳ, xuống mức 134.211 tấn, chỉ bằng khoảng 1/3 của tháng 5/2023.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/6, mức tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023.

Masan phủ nhận thông tin SK Group đã thực hiện quyền chọn bán (quyền bán cổ phiếu) để bán 9% cổ phần sở hữu tại tập đoàn này để thu về 719 triệu USD.