Tăng giá vé xe buýt có trợ giá từ ngày 1/11
Việc điều chỉnh giá vé lần này sẽ giúp tăng thu ngân sách Nhà nước và cũng là giải pháp cấp thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm các nhà đầu tư vào lĩnh vực vận tải công cộng.
Buổi sáng ngày 1/11, ngoài việc thu vé xe buýt, anh Dương Tiến Hiệp - nhân viên bán vé Công ty Cổ phần xe khách Hà Nội, còn đảm nhận thêm nhiệm vụ quan trọng là nhắc nhở hành khách về việc tăng giá vé mỗi khi khách lên xe. Anh muốn đảm bảo rằng, tất cả mọi người đều biết về sự thay đổi của giá vé xe buýt, dù thông tin đã được dán trên xe.
Anh Dương Tiến Hiệp chia sẻ: "Công ty đã phổ biến cho chúng tôi là bắt đầu từ tháng 11, giá vé xe buýt đã tăng lên 10.000 đồng nên tôi luôn thông báo cho từng khách hàng giá vé đã tăng lên và không có ai phàn nàn về việc giá vé lần này”.
Còn với sinh viên thường xuyên đi xe buýt như Vũ Huyền My - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, mỗi ngày, em phải di chuyển 4 chuyến xe buýt từ Long Biên đến Cầu Giấy để đi học. Với quãng đường xa như vậy, xe buýt vẫn là phương tiện di chuyển tiết kiệm và thuận tiện nhất. My cho rằng, mức tăng giá vé xe buýt lần này hoàn toàn chấp nhận được, nhất là khi sinh viên được ưu đãi mua vé tháng.
Vũ Huyền My cho biết: “Em cũng nắm được thông tin tăng giá vé xe buýt từ mấy hôm trước, em thấy khá bình thường vì là sinh viên, em đi lại khá nhiều dù có tăng giá thì em thấy cũng hợp lý để em chi ra đi lại hằng ngày”.
Hà Nội hiện có tổng số 153 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, trong đó 128 tuyến buýt trợ giá. Từ năm 2014, thành phố Hà Nội không có điều chỉnh nên giá vé xe buýt đang thấp so với mặt bằng thu nhập người dân. Chi phí giá vé xe buýt, chi phí đi lại chiếm khoảng 10% tổng thu nhập, trong khi các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động xe buýt đều đã tăng cao so với trước đây. Việc trợ giá cho vận tải hành khách công cộng về bản chất là trợ giá trực tiếp cho hành khách đi xe nên khi người dân chi trả thêm, ngân sách sẽ giảm trợ giá, góp phần giảm áp lực cho ngân sách thành phố.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và Điều hành giao thông công cộng Hà Nội cho hay: "Với vé tháng lần này tăng khoảng 40%, vé lượt thì tăng theo cự ly di chuyển thấp nhất 1.000 đồng và giá vé mới là trên 40 km sẽ có mức giá 20.000 đồng. Qua điều chỉnh lần trước, như năm 2014, theo số liệu chúng tôi ghi nhận thì sản lượng 1 - 2 tháng có giảm nhẹ nhưng những tháng sau thì ổn định trở lại”.
Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn từ 2031 - 2035 sẽ thay thế xe buýt chạy bằng dầu diesel sang 100% xe buýt điện. Việc tăng giá xe buýt cũng sẽ là tiền đề để thực hiện mục tiêu này. Mặc dù điều chỉnh tăng giá vé nhưng thành phố vẫn giữ nguyên thẻ miễn phí không thời hạn áp dụng cho người có công, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi và nhân khẩu thuộc hộ nghèo. Thẻ miễn phí xe buýt có thời hạn đã phát hành vẫn có giá trị sử dụng và không phải đổi thẻ khi hết hạn.
Liên quan đến vụ việc một xe ô tô đâm vào đoàn người đi đưa tang tại xã Hát Môn, Công an huyện Phúc Thọ cho biết, đơn vị đã tạm giữ lái xe để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 11/2024, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 11, bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Sau gần 10 năm giữ nguyên giá, ngày 1/11 là ngày đầu tiên Hà Nội áp dụng tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố.
Ngày 01/11, Quốc hội đã nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó nhấn mạnh một số nội dung mới quan trọng.
Sau khi đưa vào khai thác tạm từ ngày 30/6, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã hoàn thành công tác kiểm tra, nghiệm thu. Thời gian tới, đoạn cao tốc này sẽ chính thức được đưa vào sử dụng và thu phí theo quy định.
Một người phụ nữ đi xe máy dù đang chở nặng nhưng khá chủ quan, cố băng qua đường sắt, dẫn tới tình huống bị mắc kẹt giữa đường ray khi có đoàn tàu đang đi tới.
0