Tăng giá vé xe buýt phải đi đôi với chất lượng

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận cho tăng giá vé xe buýt từ ngày 1/1/2024 với mức tăng từ 1.000 - 11 nghìn đồng/vé lượt, tuỳ theo cự ly từng tuyến. Sau 9 năm, từ 2014 đến nay, mới tiếp tục có một lần điều chỉnh giá vé. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, giá vé tăng thì chất lượng dịch vụ cũng phải được cải thiện, có như vậy xe buýt mới có thể thực sự thu hút được người dân.

Nhiều bạn sinh viên đại học thường sử dụng xe buýt làm phương tiện chính để di chuyển vừa tiện cho tuyến đường đi học, vừa phù hợp với túi tiền.

Song, khi nghe thông tin đề xuất tăng giá vé vào đầu năm 2024 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, các bạn sinh viên không khỏi băn khoăn.

Bạn Hà Khánh Linh – Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Sinh viên không có nhiều tiền, tăng giá cũng cảm thấy băn khoăn.”

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, sau 9 năm chưa được điều chỉnh, việc tăng giá như vậy là hợp lý. “Bây giờ cái gì cũng tăng chứ không riêng gì vé xe buýt. Tăng mà hợp lý thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”, ông Đăng Trần Minh – Đống Đa, Hà Nội cho biết.

Cũng theo người dân, giá vé dù tăng nhưng chất lượng phải đi kèm sao cho thỏa đáng.

Bạn Nguyễn Kiều Oanh – Đống Đa, Hà Nội chia sẻ chất lượng dịch vụ của xe buýt bây giờ thực sự chưa tốt. Nhiều xe cũ kỹ, xuống cấp, thậm chí kêu cọt kẹt. Nhân viên đôi lúc thái độ không tốt.

Theo đề xuất, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ có các mức tăng khác nhau cho từng cự ly khác nhau, với từng loại vé khác nhau nhưng sẽ có sự cân nhắc để vẫn đảm bảo ưu tiên lợi ích chung cho người dân. Theo chuyên gia giao thông, việc tăng giá vé là cần thiết bởi doanh thu tăng thêm sẽ tạo nguồn lực đáng kể cho mạng lưới xe buýt. Tuy nhiên phương tiện phải được đầu tư để đổi mới về chất lượng dịch vụ, văn hoá ứng xử phải được nâng cao mới tương xứng và thu hút người dân, hướng đến giao thông công cộng hiệu quả trong tương lai.

Mặc dù hiện nay, mạng lưới xe buýt đã và đang dần được nâng cấp, song, tính kết nối với các loại hình vận tải công cộng khác vẫn chưa cao. Cơ sở hạ tầng còn bất cập để thực sự thu hút người dân, những tồn tại này cần phải được giải quyết triệt để. Vì thế, tăng giá tiền dù ít hay nhiều đều phải gắn liền với chất lượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.