Tăng lợi nhuận định mức nhà ở xã hội, có tăng giá bán?

Hà Nội vừa mới đề xuất tăng lợi nhuận làm nhà ở xã hội lên mức 15-20% thay vì mức cũ 10%. Bên cạnh những ý kiến đồng tình cho rằng chính sách này nếu được duyệt sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội và làm tăng nguồn cung phân khúc này thời gian tới, thì có một số ý kiến lo ngại chính sách trên có thể khiến giá nhà ở xã hội tăng và mọi gánh nặng lại đổ lên đầu người mua nhà.

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công điện của Thủ tướng để gỡ khó cho thị trường bất động sản, tổ chức ngày 13/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 15% - 20%, thay vì mức cũ 10%. Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng việc này sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội và giúp tăng nguồn cung của phân khúc này thời gian tới. 

Nhà ở xã hội hiện là loại hình chiếm đa số nhu cầu của người dân, tuy nhiên trong thời gian qua, nguồn cung phân khúc này đang rất khan hiếm. Để đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của người có thu nhập thấp, thì rất cần các giải pháp đồng bộ và quyết liệt mới giúp giải quyết hiệu quả bài toán mất cân đối cung cầu nhà ở phân khúc này. Nếu chỉ tăng lợi nhuận định mức lên 15-20% là chưa đủ, bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc này còn có nguy cơ khiến giá nhà xã hội tăng lên và người mua nhà phải chịu chi phí này.

Như vậy, việc tăng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội từ 10% lên 15-20% là ưu đãi thực chất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư làm nhà ở xã hội, tuy nhiên để có thể tăng nguồn cung đủ lớn để đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp cho người dân Hà Nội thì cần phải đi cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác về quy hoạch, tín dụng, pháp lý, giải phóng mặt bằng và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Một số hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản (BĐS) được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản sửa đối mới được thông qua.

Từ lâu những dự án bỏ hoang, chậm tiến độ luôn là vấn đề nan giải, khó giải quyết. Không chỉ gây mất mĩ quan đô thị, việc những dự án nằm im lìm cả chục năm còn là một sự lãng phí rất lớn về tài nguyên đất đai, và cũng gây thất thu cho ngân sách. Do vậy, bên cạnh việc xem xét thu hồi những dự án, khu đất này, cần phải có chế tài quản lý về thuế một cách nghiêm minh. Để trong tương lai, tình trạng tương tự sẽ không tái diễn.

Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực pháp lý văn bản chấp thuận chủ trương, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Long do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1177 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong khi Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) và Luật Nhà ở sửa đổi, thì với việc chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi, nhiều người lo ngại rằng sẽ có ảnh hưởng đến thị trường BĐS, mà trước mắt là những dự án gặp vướng về pháp lý chưa được giải quyết. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đang còn nhiều bất ổn, việc chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi lần này là hợp lý.