Tăng lương tối thiểu: người lao động chờ, doanh nghiệp lo

Trong đề án thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7 sẽ có cả phần tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội chưa phục hồi hoàn toàn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải rất nỗ lực bố trí quỹ lương để kịp thời thực hiện tăng lương ngay trong tháng 7.

Trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động như anh Thanh vô cùng chờ đợi. Lương tăng sẽ giúp công nhân thêm thắt được phần nào để bù đắp chi phí trong cuộc sống.

Theo đó, từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu vùng tại khu vực doanh nghiệp sẽ tăng 6% so với mức hiện hành, tương ứng tăng từ 200.000 nghìn đồng đến 280.000 nghìn đồng. Sau 2 năm, việc điều chỉnh tiền lương được xem là cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động.

Từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu vùng tại khu vực doanh nghiệp sẽ tăng 6% so với mức hiện hành.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, tăng lương cũng tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp. Với khoảng 500 công nhân, doanh nghiệp này sẽ phải dành một phần chi phí để điều chỉnh cho đợt tăng lương này. Lương tăng cũng kéo theo một loạt chi phí tăng theo như kinh phí đóng BHXH, kinh phí công đoàn.

Theo đại diện VCCI, dù đơn hàng chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng thực hiện đúng lộ trình tăng lương; thậm chí nhiều nơi còn thực hiện tăng lương ngay từ đầu năm để thu hút lao động vào nhà máy.

Trong bối cảnh khó khăn, tăng lương cũng tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp.

Thống kê từ năm 2008 đến nay, lương tối thiểu vùng tăng đều qua các năm với mức tăng 120.000 - 650.000 đồng/tuỳ từng năm. Việc điều chỉnh tiền lương được xem là giải pháp giúp người lao động cải thiện cuộc sống, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định; và hạn chế các tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể phát sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong đề án thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7 sẽ có cả phần tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội chưa phục hồi hoàn toàn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải rất nỗ lực bố trí quỹ lương để kịp thời thực hiện tăng lương ngay trong tháng 7.

Với định hướng kết hợp “dinh dưỡng và y tế” để nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe, Vinamilk đã chung tay với hơn 10.000 nhân viên y tế, gần 200 bệnh viện, cơ sở - tổ chức y tế trên cả nước. Trong nhiều năm qua, Vinamilk đã sát cánh, đồng hành cùng nhiều hoạt động ý nghĩa của ngành y tế Việt Nam nói chung, cũng như của Câu lạc bộ (CLB) Điều dưỡng trưởng Việt Nam nói riêng.

Trong năm 2023, có tới hơn 105 ngàn nhà bán hàng trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rời khỏi thị trường do tính cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Những công nghệ mang tính đột phá như: Kỹ thuật hệ thống dựa trên mô hình, công nghệ bản sao ảo, phép phân tích sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ là bệ phóng đưa ngành Hàng không vũ trụ và quốc phòng của Việt Nam tiến vào thế kỷ thứ XXI.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo cho biết, kể từ tháng 5/2022, Tân Tạo đã bị nhiều thế lực xấu đứng sau phá hoại nhằm thâu tóm công ty. Hiện vụ việc đang được công ty khởi kiện ra Toà án Quốc tế và đang trong quá trình giải quyết.

Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội khai thác các bài học kinh nghiệm điển hình, xu hướng mới về đổi mới sáng tạo thông qua Sổ tay về Đổi mới sáng tạo vừa được Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp với các đối tác công bố chiều 1/7 tại Hà Nội.