Tăng phí tham quan Hòn Chồng và Tháp Bà Ponagar từ 2023

HĐND tỉnh Khánh Hòa vừa thông qua Nghị quyết về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Khu di tích lịch sử-văn hóa Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng.

Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Khu di tích lịch sử-văn hóa Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng tại thành phố Nha Trang, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Tháp Bà Ponagar

Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa là đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện, với mức thu phí tham quan tại mỗi địa điểm nói trên là 30.000 đồng/người/lần.

Mặc dù mức thu mới tăng 3 lần so với quy định hiện hành, nhưng theo lý giải của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2016, mức thu phí tham quan tại 2 địa điểm nói trên được tỉnh Khánh Hòa quy định 20.000 đồng/người/lần, sau đó đến đầu năm 2021 nhằm để kích cầu du lịch trong tình hình dịch COVID-19 gây ảnh hưởng xấu, nên Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra mức phí mới là 10.000 đồng, giảm 50%.

Nay điều chỉnh mức thu phí mới tăng cao là do phải đảm bảo mặt bằng chung với các địa phương (tỉnh, thành phố) ở khu vực trong việc thu phí tham quan các địa điểm lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Chẳng hạn mức thu phí tham quan tại Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) là 80.000 đồng/khách Việt Nam và 150.000 đồng/khách nước ngoài; Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) 100.000 đồng/khách Việt Nam và 150.000 đồng/khách nước ngoài; tại Ngũ Hành Sơn là 40.000 đồng/người, Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng) 60.000 đồng/người; Lăng Tự Đức/Minh Mạng/Khải Định là 100.000 đồng/người, Lăng Gia Long (Thừa Thiên-Huế) 40.000 đồng/người; các điểm danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 30.000-40.000 đồng/người; các điểm danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 30.000-70.000 đồng/người.

Tuy nhiên, tỉnh Khánh Hòa cũng quy định nhiều đối tượng được miễn phí tham quan tại hai di tích, thắng cảnh này, bao gồm các đoàn khách quốc tế, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến thăm, làm việc tại Khánh Hòa và có nhu cầu tham quan; cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân đang công tác, sinh sống ở huyện đảo Trường Sa; các đoàn học sinh, sinh viên trong tỉnh do các trường tổ chức tham quan và tìm hiểu về di tích, danh thắng; người dân thường xuyên đến Tháp Bà Ponagar cúng lễ theo nhu cầu tín ngưỡng; người khuyết tật; người cao tuổi; người nhiễm chất độc da cam, công dân thường trú tại Khánh Hòa.

Về chế độ quản lý và sử dụng phí tham quan tại hai địa điểm này, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa được để lại 100% số phí thu để chi hoạt động đơn vị, trong đó sử dụng tối thiểu 30% phí tham quan để phục vụ cho công tác đầu tư, mua sắm tài sản, bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao nằm cạnh dòng sông Cái, thuộc địa bàn phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Đây là công trình được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo của người Chăm và đã tồn tại hơn 1.200 năm, được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1979 và Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang tổ chức hàng năm được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.

Còn Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên gồm 2 cụm đá lớn nằm sát bờ biển vịnh Nha Trang, cũng thuộc phường Vĩnh Phước, được xếp hạng quốc gia vào năm 1998.

Mỗi năm hai di tích, thắng cảnh này đón hàng chục nghìn du khách đến chiêm ngưỡng, tham quan trong chuyến hành trình du lịch tại Khánh Hòa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp sáng nay (20/5), trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Dự kiến trong tuần này, nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức hai phiên đấu thầu vàng vào ngày 21/5 và 23/5.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này đang là một cản trở đối với du lịch nội địa khi người dân có xu hướng tìm đến các điểm du lịch quốc tế thay vì đi du lịch trong nước.

Tại phiên khai mạc Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.