Tăng quyền giám sát cho hội đồng nhân dân địa phương
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định linh hoạt hơn trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và tăng quyền giám sát cho các đại biểu HĐND tại địa phương.
Nêu rõ tại khoản 32, Điều 1 của dự thảo luật có sửa đổi, bổ sung Điều 52 của luật hiện hành, quy định đoàn giám sát tại địa phương phải có ít nhất ba đại biểu là thành viên đoàn, theo đại biểu Tô Ái Vang, điều này rất khó khả thi.
“Thực tế đã có đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh có lúc chỉ còn một hoặc hai đại biểu Quốc hội địa phương, do yêu cầu của công tác cán bộ. Nếu mời đại biểu Trung ương về tham gia đoàn giám sát ở địa phương sẽ rất bị động về mặt thời gian. Như vậy, nếu không đủ ba đại biểu Quốc hội trong đoàn đại biểu Quốc hội sẽ không đủ điều kiện thành lập đoàn giám sát trước yêu cầu cần thiết về công tác giám sát của đoàn", đại biểu Tô Ái Vang, tỉnh Sóc Trăng, nêu thực tế.
Vì thế đại biểu kiến nghị dự thảo luật bỏ cụm từ "Đoàn đại biểu Quốc hội", mà chỉ cần có quy định có ít nhất ba đại biểu Quốc hội là thành viên tham gia đoàn giám sát nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt. "Khi có yêu cầu, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố có thể mời đại biểu Quốc hội các địa phương lân cận hoặc đại biểu Quốc hội các tỉnh bạn cùng tham gia đoàn giám sát, vừa tương đồng, vừa trao đổi kinh nghiệm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động giám sát ở địa phương", đại biểu đề xuất.
Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, cho biết, qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa phương, HĐND nhiều nơi kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung mở rộng đối tượng giám sát tại Điều 5 của luật hiện hành. Theo đó, đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của cơ quan Trung ương tại địa phương như: Cục Thuế, Hải quan, Bảo hiểm Xã hội, Ngân hàng Nhà nước cùng cấp. Đồng thời kiến nghị xem xét bổ sung đại biểu HĐND được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương.
Đại biểu phân tích, căn cứ Điều 113, Hiến pháp quy định HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước dân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của HĐND.
Theo đại biểu, phạm vi giám sát của HĐND tại địa phương là rất rộng, bao quát tất cả các đối tượng, lĩnh vực trên địa bàn, kể cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Do đó, đại biểu đề nghị tăng thêm quyền giám sát cho các đại biểu HDNĐ.
Theo các đại biểu, việc bổ sung quy định này sẽ giúp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước tại địa phương. Đồng thời, cơ chế kiểm soát của HĐND buộc các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm giải trình, cam kết hành động trước cơ quan đại diện của nhân dân.
Cũng trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ năm nay sẽ có khoảng 90 tạo hình linh vật rắn. Các tạo hình này được thể hiện với đa dạng sắc thái và hình dáng.
Quận ủy Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Chương trình số 01 của Quận uỷ.
Sáng 8/1, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố và các tổ chức thành viên đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và chủ đề của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội “Nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam cơ sở, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029”, tập trung triển khai thực hiện Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực.
0