Tăng sức mạnh liên kết vùng giúp phát triển du lịch

Năm 2023 du lịch Việt Nam đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra khi đón 12,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, gấp 3,4 lần so với năm 2022. Thành quả này là nỗ lực chung của du lịch cả nước, trong đó có đóng góp không nhỏ của Cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Cụm đã đưa ra các kế hoạch hành động mới, trong đó chú trọng tăng cường hợp tác, liên kết vùng để  du lịch có sự bứt phá ngoạn mục và phát triển bền vững hơn trong năm mới.

Năm qua, du lịch các tỉnh phía Bắc có sự khởi sắc, phát triển mạnh mẽ. Nhiều điểm đến ở phía Bắc liên tiếp được vinh danh những giải thưởng du lịch lớn của Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới. Điển hình như Hà Nội - Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, Hà Giang - Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á; Hà Nam - Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á; Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á; Vườn quốc gia Cúc Phương - Công viên quốc gia hàng đầu châu Á… Bên cạnh đó, truyền thông quốc tế cũng vinh danh nhiều địa phương như: Vịnh Hạ Long - Điểm đến ngắm bình minh và hoàng hôn ngoạn mục nhất, Ninh Bình - Điểm đến tuyệt vời nhất 2023 … Đánh giá hiệu quả chính sách phát triển du lịch thời gian qua, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định, đóng góp chung vào sự phát triển du lịch cả nước, các tỉnh khu vực phía Bắc đã có sự liên kết hiệu quả, thu hút lượng khách tham quan, lưu trú dài. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục đổi mới để phát triển bền vững du lịch.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Năm 2023, Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm như: Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh vùng Đông Bắc với du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Du lịch các tỉnh duyên hải phía Bắc gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình tổ chức khảo sát sản phẩm tại tỉnh Bình Định - Phú Yên và tổ chức đoàn doanh nghiệp lữ hành xúc tiến thị trường tại Lào… Ông Nguyễn Mạnh Thản - Cụm trưởng Cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho biết, từ những chuyến khảo sát, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành trở thành “đặc sản” cho các địa phương, một số tuyến du lịch được xây dựng, tạo thành những mắt xích bền chặt để gia tăng lượng khách.

Ông Nguyễn Mạnh Thản - Cụm trưởng Cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội

Mặc dù đang có sự bứt tốc mạnh mẽ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia du lịch, trong bức tranh chung của du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch của các tỉnh phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các địa phương cần gắn hoạt động quảng bá du lịch trong các sự kiện văn hóa, thể thao, kinh tế; tăng cường liên kết khai thác những sản phẩm du lịch mới như du lịch golf, du lịch MICE du lịch văn hóa và sinh thái nghỉ dưỡng. Theo bà Dương Thị Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình, việc liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố cần được duy trì thường xuyên.

Bà Dương Thị Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình

Với vai trò là Cụm trưởng Cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc, Hiệp hội Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển trong năm 2024. Thời gian tới, ngoài các hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm mới, Hiệp hội Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2024; đẩy mạnh chuyển đổi số, đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, website, mạng xã hội. Bên cạnh đó, Cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ cùng nhau đẩy mạnh hợp tác với các hãng hàng không trong nước và quốc tế để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tổ chức các đoàn famtrip một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với mục tiêu cao nhất là tăng sức mạnh liên kết vùng để phát triển du lịch bền vững./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xây dựng và vận hành hệ thống giao thông thông minh là xu thế tất yếu để giải quyết bài toán còn bất cập của giao thông đô thị.

Một xe tải chở hàng quá khổ gây mất an toàn trên đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn qua khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, được camera hành trình trên ô tô con ghi lại.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương triển khai thí điểm giá điện hai thành phần theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ để thay thế cho cách tính giá điện chỉ theo một thành phần là sản lượng điện tiêu thụ với 6 bậc hiện nay.

Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, mở cửa và tổ chức bắn pháo hoa đêm 30 Tết, phục vụ nhân dân vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán rất phổ biến trên khắp các con phố tại Hà Nội. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cao điểm phục vụ người dân đi lại dịp Tết Ất Tỵ năm 2025 diễn ra trong 20 ngày, từ 19/1 đến 7/2/2025 (tức 20/12 tới 10/1 âm lịch). Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức, TP.HCM) dự báo có hơn 140.000 lượt khách qua lại.