Tăng tính cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử nội địa

Năm 2024, doanh thu từ thương mại điện tử đã tăng 18-20%. Dự báo, vào năm 2025, quy mô thị trường sẽ vượt mốc 25 tỷ USD, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.

Là sàn thương mại điện tử Việt Nam vừa ra mắt, hoạt động dựa trên mô hình F2C - kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối mà không qua trung gian. Đại diện sàn này cho biết, sàn cam kết không thu bất kỳ khoản phí nào từ nhà bán hàng, để giảm thiểu chi phí trung gian, mang đến sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh cho người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ AI tiên tiến.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hi1 Việt Nam cho biết: “Hiện nay, mảng thương mại điện tử của Việt Nam và thế giới đều rất mạnh, nhưng tại thị trường Việt Nam chúng tôi quan tâm đến việc kết nối người bán với người mua, giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, xu thế của thế giới hiện nay cũng là đưa hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, đây cũng là lý do chúng tôi muốn cắt giảm các chi phí trong hệ thống phân phối để đưa đến người dùng hàng hóa có giá thấp nhất”.

Với các đơn vị sản xuất, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Do đó, việc tham gia các sàn thương mại điện tử ứng dụng AI mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như: đo lường và đánh giá hiệu quả người dùng giúp xác định tệp khách hàng, tối ưu hóa chi phí phân phối và tiếp thị, mang lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh chia sẻ: “Ở sàn thương mại điện tử đo hiệu suất người dùng rất kĩ, ví dụ như tập khách hàng, yêu cầu của AI để ra được tiêu chuẩn rất nhanh và đối với thương mại điện tử. Bảo Minh lựa chọn rất kĩ để tạo ra uy tín khi các bên cộng lực. Tôi cho rằng đây là giải pháp rất tốt cho các nhà sản xuất vào sàn”.

Thời gian gần đây, một loạt sàn thương mại điện tử nước ngoài đã vào Việt Nam, kéo theo hệ lụy rất khó lường nếu Việt Nam không có chính sách hỗ trợ cho thương mại điện tử nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị áp đảo, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi nền thương mại điện tử trong nước đã bị yếu thế, nếu không có sân chơi tốt thì doanh nghiệp Việt sẽ đứng trước nguy cơ phá sản rất cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vietravel Airlines vừa ghi dấu cột mốc quan trọng khi đón nhận sự tham gia của ba cổ đông chiến lược gồm Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Hàng không T&T (T&T Airlines), Công ty TNHH Siêu cảng và Trung tâm Logistics Quốc tế T&T (T&T SuperPort) và Quỹ BVIM.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với áp lực bán chiếm ưu thế, khiến VN-Index tiếp tục suy yếu, nhưng lực cầu bất ngờ quay trở lại đã giúp cho chỉ số phục hồi và lấy lại sắc xanh vào cuối phiên.

Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch trầm lắng, khối ngoại bán ròng gần 1.300 điểm. Tâm lý nhà đầu tư e dè khi thị trường giao dịch quanh ngưỡng 1260-1270 điểm, chưa có dấu hiệu bứt phá.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, mã chứng khoán KBC trên sàn HoSE - vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc sử dụng tài sản của KBC để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của công ty con.

Tổng cục Thuế cho biết, tính đến cuối tháng 11/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 11 tỉ hóa đơn. Trong đó, 2,68 tỉ hóa đơn có mã, hơn 7,22 tỉ hóa đơn không mã, hơn 2,04 triệu hóa đơn theo lần phát sinh và hơn 1,13 tỉ hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025 gồm 25 chỉ tiêu, trong đó: 5 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 chỉ tiêu xã hội; 7 chỉ tiêu đô thị, nông thôn, môi trường.