Tăng tốc ôn thi vào lớp 10

Hà Nội chính thức công bố thi ba môn vào lớp 10 công lập năm 2024 gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; không có môn thứ 4. Như vậy, kỳ thi được giữ ổn định như hai năm trước về hình thức thi, đề thi. Tuy nhiên không vì vậy mà áp lực cạnh tranh của các em học sinh giảm. Nhiều trường học giai đoạn này đã dồn toàn lực cho việc ôn tập, luyện thi để chạy đua với thời gian.

Năm học 2024-2025 sắp tới sẽ có khoảng 135.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên dự kiến sẽ chỉ có khoảng 54.000 em không đỗ vào các trường công lập do chỉ tiêu tuyển sinh có hạn.

Dự kiến sẽ chỉ có khoảng 54.000 em không đỗ vào các trường công lập do chỉ tiêu tuyển sinh có hạn

Với mức độ cạnh tranh cao, trường THCS Hoàng Hoa Thám năm nay đang tăng tốc ôn tập cho các em học sinh. Trong lớp này, nhiều bạn đặt mục tiêu sẽ vừa thi vào lớp thường, vừa thi vào các lớp chuyên.

Kỳ thi vào lớp 10 năm nay, tỷ lệ cạnh tranh sẽ rất cao nên em đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguyện vọng. Về hệ thường, em sẽ thi trường THPT Phan Đình Phùng, còn hệ chuyên, em sẽ thi chuyên Lịch Sử trường THPT Chu Văn An. Ngoài ra, em còn chuẩn bị thời gian biểu kỹ lưỡng để phù hợp với lịch trình sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo được sự cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi. 

Em Trịnh Đỗ Bảo An - Học sinh lớp 9A2 trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Nhiều trường THCS đã dồn toàn lực cho việc ôn tập, luyện thi để chạy đua với thời gian

Theo cô giáo Hoàng Cẩm Thuý, hiện đang công tác tại trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội, trong thời điểm hiện tại, nhà trường và các thầy cô giáo đã và đang tạo điều kiện để các em học sinh có được sự thuận lợi nhất trong việc ôn tập.

Chúng tôi hay có những bài kiểm tra nhỏ để đánh giá các em học sinh và dựa trên cơ sở đó, các em học sinh có thể phát huy tốt được những thế mạnh và khắc phục những điều còn hạn chế.

Cô Hoàng Cẩm Thuý - Giáo viên trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội.

Các em được làm các đề thi thử để quen dần nhằm giảm sự căng thẳng khi bước vào kỳ thi chính thức

Năm nay, Hà Nội tiếp tục thi vào 10 với ba môn Toán, Văn, Anh để giảm bớt áp lực cho các em học sinh. Tuy nhiên, hầu như bạn nào cũng nhận thấy mức độ cạnh tranh cao, nhất là vào những trường ở nội thành.

Đối với các em học sinh lớp 9, sắp tới các em sẽ có một kỳ thi chuyển cấp khá là cam go và thử thách. Nắm được tình hình đó, ngay từ đầu năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch ôn tập và thi thử cho các em, nhằm giúp các em có một tinh thần thoải mái và giảm bớt nỗi lo, sự căng thẳng khi bước vào kỳ thi chính thức.

Bà Lê Thị Minh Huệ - Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Nếu không trúng tuyển vào trường công lập, các em học sinh vẫn còn nhiều cơ hội khác

Áp lực thi tuyển của các em lớp 9 thực sự không nhỏ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị nghiêm túc của các trường sẽ giúp các em ôn luyện tốt. Nếu không trúng tuyển vào trường công lập, các em học sinh vẫn còn những cơ hội khác tại các trường dân lập, cao đẳng, trung cấp nghề và các trung tâm giáo dục nghề, giáo dục thường xuyên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.