Tăng trần giá vé máy bay để hài hòa lợi ích

Trước thông tin điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay từ ngày hôm nay 1/3, nhiều người dân lo ngại giá vé sẽ tăng cao đột biến trong thời gian tới ảnh hưởng đến các kế hoạch công việc hay vui chơi giải trí của người dân. Liệu thực tế, tăng trần giá vé máy bay có phải là các hãng hàng không đồng loạt tăng giá hay không?

Theo Thông tư 34/2023 của Bộ Giao thông Vận tải, từ hôm nay, 1-3, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành, tương đương tăng 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều. Đây là lần điều chỉnh trần giá vé máy bay sau gần 10 năm kể từ năm 2015. Rất nhiều chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi trong suốt thời gian qua, đặc biệt là giá nhiên liệu, tỉ giá. Theo nhiều chuyên gia hàng không, việc nới giá trần là cần thiết giúp các hãng hàng không cân đối được các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp, bảo đảm hoạt động khai thác trong dài hạn.

Ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cho hay:

“Hơn 9 năm, mặc dù chi phí đầu vào biến động rất lớn mà bây giờ mới điều chỉnh, tôi cho là cũng không được kịp thời, vẫn còn chậm. Không phải cứ nâng trần là các hãng đồng loạt tăng giá. Người ta vẫn có một cái cơ chế, tạo ra mức giá cho phù hợp trong khung giá quản lý của nhà nước. Và nhiều dải giá khác nhau từ phân khúc cao đến phân khúc thấp thì rõ ràng khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn.”

Việc tăng trần giá vé máy bay thực tế chỉ đủ để các hãng hàng không bù đắp một phần chi phí trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn sau dịch COVID-19. Đây cũng là thời điểm các hãng định hình rõ, chia nhỏ phân khúc khách hàng để xây dựng sản phẩm và giá vé máy bay nội địa trong khung giá quy định, phù hợp nhu cầu của hành khách và thị trường từng giai đoạn. Đồng thời, sự thay đổi này mang lại cơ hội cho người dân khi di chuyển bằng đường hàng không sở hữu được những vé máy bay với chi phí phù hợp.

Ông Lê Hồng Hà - Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ:

“Việc nới giá trần thì bản thân Vietnam Airlines cũng có cơ hội tiếp tục đầu tư chất lượng dịch vụ cho những phân khúc chi trả cao. Đồng thời cũng là cơ hội để cho các hãng hàng không kéo được mức giá của mình xuống thấp hơn để phục vụ nhu cầu của hành khách ở phân khúc có khả năng chi trả thấp hơn hoặc vào những giai đoạn thấp điểm của thị trường. Sẽ có thêm nhiều chương trình khuyến mại hơn. Việc tăng trần để đảm bảo hài hòa lợi ích của các hãng hàng không, của khách hàng khi di chuyển bằng máy bay cũng như những chính sách chung của nhà nước.”

Ông Dương Hoàng Phúc - Quyền Giám đốc Ban Thương mại Vietravel Airlines nhận định:

“Việc tăng giá trần là tăng trong một khuôn khổ giới hạn, đâu đó khoảng 200 nghìn trong khoảng vé 3 triệu. Việc thay đối giá vé này cũng không ảnh hưởng quá lớn đến khách hàng. Nếu hành khách có kế hoạch sớm hơn cho chuyến đi của mình, thì vẫn hoàn toàn có thể “săn” được những cặp vé có mức giá phù hợp trong bối cảnh giá trần tăng.”

Trong khi các hãng hàng không đều bày tỏ kỳ vọng tích cực vào đợt điều chỉnh trần giá vé máy bay lần này, các công ty lữ hành lại tỏ ra thận trọng hơn. Tuy nhiên vì đã được thông báo trước về sự thay đổi nên hầu hết các công ty lữ hành đều đã chủ động tìm kiếm các giải pháp cho riêng mình như thiết kế các sản phẩm tour du lịch giá tiết kiệm, không ôm vé cho giai đoạn cao điểm hay bán các tour tại điểm đến mà không kèm vé máy bay. Và theo đánh giá của các công ty du lịch, ảnh hưởng của việc tăng trần giá vé máy bay nội địa từ 1/3 chưa nhìn thấy rõ vì nhu cầu hiện tại không cao, cần chờ thêm thời gian để nhìn thấy biến động. Và đại diện của nhiều doanh nghiệp lữ hành nhận định mức điều chỉnh giá trần lần này vẫn chấp nhận được.

Các chuyên gia nhận địn giá vé máy bay vẫn chưa có những thay đổi rõ rệt

Ông Nguyễn Trung Quân - Giám đốc Công ty Du lịch Avitour cho hay:

“Hiện nay, mặt bằng giá vé so với nhu cầu của người dân cũng tương đối là cao hơn so với nhu cầu thực tế. Nhưng giá vé của các hãng hàng không Việt Nam so với các nước Đông Nam Á theo tôi đánh giá chỉ ngang bằng, hoặc cao hơn một số các quốc gia, chứ chưa phải là quốc gia có giá vé cao nhất.”

Ở một góc nhìn khác, nhiều công ty du lịch cũng mong muốn đường bay nội địa sớm có sự cạnh tranh như các đường bay quốc tế hiện nay và nhà nước bỏ quy định giá trần. Đối với thị trường trong nước, thế độc quyền vẫn còn khi chỉ có các hãng hàng không nội địa được phép khai thác các đường bay nội địa. Việc áp giá trần để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Ông Bùi Thanh Tú - Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Công nghệ Du lịch Bestprice chia sẻ:

“Chúng tôi nhận thấy với chặng bay nội địa của Việt Nam chúng ta có duy nhất các hãng hàng không nội địa tham gia vào khai thác. Còn đối với một số nước như Thái Lan hay Malaysia thì chúng tôi thấy có nhiều hãng hàng không nước ngoài vào khai thác các chặng nội địa. Nên các chặng bay nội địa của những nước đó có sự cạnh tranh hơn khá là nhiều. Đôi khi có những giá khá là rẻ.”

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đang kiểm soát mức giá trần và sàn đối với chi phí vé máy bay. Nhiều doanh nghiệp hàng không mong muốn trong tương lai thị trường sẽ cởi mở hơn khi tăng sự cạnh tranh và giá cả do thị trường điều tiết. Mặc dù vậy, báo cáo của chính phủ cho biết nếu bỏ giá trần sẽ dẫn tới không còn công cụ điều tiết giá với dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa. Trong khi đó, dịch vụ hàng không nội địa là dịch vụ thiết yếu, tác động tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh. Nếu bỏ giá trần, các hãng sẽ đưa ra giá vé rất cao, nhất là một số tuyến cạnh tranh sẽ hạn chế vé trong giai đoạn cao điểm. Điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, tác động tiêu cực tới xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Đã có rất nhiều người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa một chiếc phà và một chiếc tàu chở 42 hành khách du lịch nước ngoài trên sông Tiền vào chiều hôm qua (19/04)

Trận mưa lớn vào ngày hôm qua (16/4) đã khiến cho sân bay lớn nhất Dubai ngập lụt, máy bay chìm trong biển nước và buộc phải chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Phát hiện một thanh niên đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến 30/4-1/5, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, các hãng hàng không dự kiến cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa, bổ sung nhiều chuyến bay đêm để linh hoạt giá vé và lựa chọn cho hành khách.