Tăng tỷ trọng dùng ruble trong giao dịch Nga và châu Âu

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết tỷ trọng sử dụng đồng ruble trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ được Nga xuất khẩu sang các nước châu Âu đạt 58,5% trong tháng 3, tăng 9,6% so với tháng 2 và tăng 10,8% so với cùng kỳ 2023.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Liên bang, xuất khẩu sang châu Âu trong quý I/2024 chiếm 15,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, tương đương 15,4 tỷ USD.

Giám đốc Viện Ngân hàng HSE Vasily Solodkov lý giải sự gia tăng tỷ trọng giao dịch bằng ruble là do các lệnh trừng phạt từ phương Tây gây ra khó khăn trong thanh toán với các nước EU bằng đồng euro và các loại tiền tệ khác.

Tỷ trọng sử dụng ruble trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ được Nga xuất khẩu sang các nước châu Âu đạt 58,5% trong tháng 3.

Các chuyên gia cho biết việc Moscow áp dụng cơ chế thanh toán khí đốt bằng ruble cũng góp phần khiến các khoản thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt ở châu Âu chuyển sang đồng nội tệ của Nga.

Ngoài châu Âu, tỷ trọng dùng ruble trong giao thương giữa Nga với châu Phi cũng tăng mạnh nhất trong các khu vực còn lại vào tháng 3. Tỷ trọng dùng USD và euro trong ngoại thương đã giảm đáng kể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Reuters, một nguồn tin cấp cao từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết nước này đã mất khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga) sau các đợt phản công của Moskva.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như vật giá tăng cao, thiếu hụt nhân lực, lạm phát… Chính phủ nước này đang tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.