Tạo cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều nội dung quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, khác với quy định pháp luật chung hiện hành; được xây dựng nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện để xây dựng, phát triển Thủ đô thật sự xứng tầm “trái tim” của cả nước..

Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) đặc biệt chú trọng phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương. Đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở để thành phố có thể chủ động hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù khác được giao trong dự thảo luật.

Tính đến năm 2022 đã có hơn 2.000 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô được tuyên dương, ghi danh vào Sổ vàng truyền thống.

Một trong hai nhân tố rất quyết định cho phát triển bền vững đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng, đó là thể chế và nguồn nhân lực. Tính đến năm 2022 đã có hơn 2.000 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô được tuyên dương, ghi danh vào "Sổ vàng truyền thống".

Từ năm 2013 đến nay, thành phố đã tiếp nhận 55 thủ khoa xuất sắc vào làm việc tại các Sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố. Để giữ chân được nguồn nhân tài này một cách lâu dài, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã cụ thể hóa về cách thức hỗ trợ, tạo điều kiện để người giỏi chuyên môn có thể chuyên tâm phát triển khả năng theo đúng sở trường tại điều 16 của dự thảo luật. Đây được coi là chính sách đúng đắn, cần thiết đối với thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng) đã được quy phạm hóa thành Điều 21 và 31 trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để Thủ đô phát triển một cách toàn diện nhất, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể và có tính bền vững để giải quyết những thực trạng của Thủ đô trong 10 năm qua như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, khí thải.

Tiêu biểu trong đó là hai mô hình: TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng) và BID (mô hình về khu thúc đẩy thương mại văn hóa gắn với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của Thủ đô). Hai mô hình này đã được quy phạm hóa thành Điều 21 và 31 trong Luật Thủ đô (sửa đổi) với hy vọng mở rộng các hình thức phát huy nguồn lực phục vụ phát triển đô thị bền vững.

Ngày mai (28/6), đại biểu Quốc hội sẽ bấm nút quyết định thông qua một dự luật quan trọng, không chỉ vì Thủ đô, mà còn vì cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 18/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ gắn biển công trình “Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Ngọc Thụy và nhánh rẽ”, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440 ngày 16/12 phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tỷ lệ 1/500, tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.

Sáng 18/12, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Sáng 18/12, HĐND huyện Ứng Hoà tổ chức Kỳ họp cuối năm (kỳ họp thứ 19), khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kì họp đánh giá, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Sáng 18/12, Quận ủy Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 28 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI để thảo luận và thông qua 9 nhóm nội dung quan trọng.