Tạo động lực cho phát triển du lịch Thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều

Tạo động lực cho phát triển du lịch Thủ đô; Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Hà Nội năm 2024... là những nội dung chính trong chương trình.

Tạo động lực cho phát triển du lịch Thủ đô

Ngày 25/12, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, năm 2023 tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022. Hà Nội đã đón 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng gần 267% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 87 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 . Những con số vừa nêu cho thấy, thông qua việc triển khai quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển du lịch, ngành Du lịch Hà Nội đã có sự phục hồi mạnh, ấn tượng. Tất cả các chỉ tiêu phát triển của ngành đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2022 và vượt so với kế hoạch đề ra.

Hà Nội là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Thương hiệu du lịch Thủ đô Hà Nội trong năm qua không ngừng được củng cố và nâng tầm trên bản đồ du lịch quốc tế. Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới trao các giải thưởng: "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày", "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á". Các giải thưởng đã khẳng định Thủ đô Hà Nội là điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc, an toàn và chất lượng. Ngoài ra, năm 2023 cũng là năm Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực Thế giới.

Nhìn lại một năm của ngành Du lịch Thủ đô, có thể thấy dấu ấn rõ nét tạo nên sức hút là những thành công trong hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong khâu quản lý, xây dựng sản phẩm mới. Hà Nội gây ấn tượng khi trở thành địa phương đi đầu cả nước với các sản phẩm tour đêm với 15 sản phẩm được công bố. Trong đó, nổi bật là những sản phẩm có gắn với công nghệ như: Tour đêm “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; sản phẩm “Chạm vào đêm Hà Nội” tại Trung tâm văn hóa 22 Hàng Buồm. Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội mang tính tiên phong, bước đầu tạo hiệu quả đón khách.

Kế hoạch năm 2024, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu sẽ đón lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với ước năm 2023, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99  nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, Sở Du lịch Hà Nội cần phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành đầy đủ nội dung, xâu chuỗi và tích hợp quy hoạch cụm du lịch trọng điểm, mạng lưới các điểm đến du lịch trọng điểm gắn với quy hoạch chung của Thủ đô.

Để đưa hình ảnh du lịch Hà Nội đến gần du khách trong và ngoài nước, đặc biệt đối với thị trường khách trọng điểm, công tác truyền thông, quảng bá cần phải được quan tâm hơn nữa. Đa dạng các hình thức truyền thông du lịch Thủ đô trên các kênh truyền thông, các nền tảng số, trang website, nền tảng xã hội (Youtube, Facebook, Tiktok…) cùng các hình thức quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng. Đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch, Sở Du lịch Hà Nội cũng cần hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị quản lý điểm đến di sản, di tích văn hóa đầu tư, nghiên cứu xây dựng các tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải ngiệm trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Cần chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch dài hơi, theo hướng chuyên nghiệp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội có chất lượng cao, an toàn, thân thiện, văn minh, nhằm hấp dẫn ngày càng nhiều hơn khách du lịch.

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Hà Nội năm 2024

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, chuẩn bị bước vào năm mới 2024. Sau tết dương lịch, sẽ đến tết âm lịch. Sau dịp Tết cổ truyền là mùa lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý lễ hội những năm qua vẫn  còn nhiều bất cập, ý thức tham gia lễ hội của người dân còn nhiều hạn chế. Vì thế việc chấn chỉnh các hoạt động, xây dựng nếp sống văn minh trong lễ hội đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

Ảnh minh họa

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 4367 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố năm 2024. Trong đó , UBND thành phố đã  yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung tại các văn bản của Trung ương và thành phố về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội, bảo đảm việc tổ chức các hoạt động lễ hội năm 2024 diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đúng quy định; phát huy giá trị, ý nghĩa của lễ hội

Thống kê sơ bộ, trên toàn địa bàn Hà Nội hiện có hơn 1.000  lễ hội với nhiều quy mô lớn, nhỏ khác nhau, diễn ra tập trung chủ yếu vào mùa Xuân. Chính vì vậy việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc thực hiện các quy định về tổ chức lễ hội, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội là vô cùng cần thiết.

Để chấn chỉnh tình trạng lộn xộn xô bồ trong các lễ hội, thiết nghĩ cần có sự nỗ lực từ hai phía. Một mặt, tăng cường công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Mặt khác, cần nâng cao ý thức của người tham gia lễ hội, đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh trong các lễ hội; chú trọng truyền thông về ý nghĩa, giá trị của di tích, của lễ hội; giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội. Quảng bá, giới thiệu về di tích, lễ hội trên các website địa phương, nền tảng mạng xã hội, các phần mềm tiện ích… để người dân, du khách dễ tiếp cận thông tin. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phát huy vai trò quản lý nhà nước, hướng dẫn, giám sát của cơ quan chuyên môn, bảo đảm việc tổ chức lễ hội đúng quy định, các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đó là một đêm dài với thành phố Hà Nội. Rất nhiều lực lượng cứu hộ, cứu nạn và y tế đã được huy động để nỗ lực dập tắt vụ hoả hoạn xảy ra ở số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Trước ngọn lửa dữ, đã có nhiều người không thể thoát thân. Một vụ cháy khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và cả phẫn nộ. Từ sáng sớm tới tận chiều muộn, ở đâu người ta cũng theo dõi tin tức về vụ việc này.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.

Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.

Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".

Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?